Thursday, March 28, 2024

Về chuyện bà Phạm Thị Minh Hiền không có tên trong danh sách ứng cử ĐBQH khóa 15

Ai đó có thể bất ngờ vì bà Phạm Thị Minh Hiền (ĐBQH khóa 14) không có tên trong danh sách ứng cử Quốc hội khóa mới của tỉnh Phú Yên, nhưng tôi thì không. 

Về chuyện bà Phạm Thị Minh Hiền không có tên trong danh sách ứng cử ĐBQH khóa 15

Theo ông Nguyễn Quốc Hoàn, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên thì kết quả hiệp thương lần thứ hai giới thiệu người ra ứng cử ĐBQH khóa 15 tỉnh Phú Yên thống nhất có 12 người. Ông Nguyễn Quốc Hoàn nói: “Trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Phú Yên không có trường hợp đại biểu tái cử”.

Như vậy, bà Phạm Thị Minh Hiền, ĐBQH khóa 14, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên không có tên trong danh sách ứng viên.

Bà Phạm Thị Minh Hiền cũng đã xác nhận thông tin này với báo chí và cho biết, bà vẫn rất mong muốn tiếp tục được làm đại biểu của nhân dân để thực hiện các nguyện vọng của cử tri. “Tới thời điểm hiện tại, tôi không có tên trong danh sách ứng cử Quốc hội khóa mới”, bà Hiền nói.

Bà Phạm Thị Minh Hiền năm nay 43 tuổi, quê huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Bà Hiền có trình độ cử nhân luật, thạc sĩ công tác xã hội, cao cấp lý luận chính trị. Bà từng làm phó bí thư Tỉnh đoàn Phú Yên, hiện là phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên; Phó Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ tỉnh; Chủ tịch Hội đồng điều hành Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Phú Yên

Theo một số tờ báo, ở nhiệm kỳ Quốc hội 14, “bà Hiền nổi lên là một đại biểu trẻ, năng động, luôn chất vấn và tranh luận thẳng thắn với các thành viên Chính phủ về những vấn đề nóng bỏng mà cử tri, dư luận, xã hội quan tâm” và “dư luận nhớ đến bà Hiền bởi các chất vấn, tranh luận làm “dậy sóng” nghị trường như: “biệt phủ” của quan chức vẫn sừng sững, điều giáo viên đi tiếp khách, tiêu cực điểm thi tốt nghiệp THPT tại một số tỉnh miền núi phía Bắc…”.

Là người theo dõi nghị trường, tôi thấy bà Hiền có rất nhiều phát ngôn một chiều theo lối dân túy và thậm chí có những phát ngôn không chuẩn. Đương nhiên những phát ngôn ấy tác động tiêu cực tới nhận thức của các cử tri. Xin dẫn ra 3 lần phát biểu của bà Hiền.

1. 

Hồi cuối tháng 10/2018, khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục Và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ, ĐB Phạm Thị Minh Hiền cho rằng ngành Giáo dục mang lại nhiều “năng lượng xấu” và trong diễn giải, bà này đã có ý phủ nhận sạch trơn tất cả các thành tích, nỗ lực, cố gắng của ngành Giáo dục. 

Phát biểu của bà Hiền ngay lập tức nhận được phản ứng, trong đó có ĐB Lê Thị Thanh Xuân của đoàn Đắk Lắk. ĐB Lê Thị Thanh Xuân đã phản ứng gay gắt và cho rằng ĐB Phạm Thị Minh Hiền có phát biểu thiếu xây dựng, không khách quan, phủ nhận sạch trơn, làm tổn thương đến ngành Giáo dục và đặc biệt là các nhà giáo.

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân nói: “Chúng ta, những người có mặt ở đây đều là sản phẩm của nền giáo dục Việt Nam. Tôi cho rằng, cần có những đánh giá tích cực về ngành Giáo dục, bên cạnh hạn chế để có cái nhìn khách quan, toàn diện. Không thể phủ nhận, cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà của nước ta không ngừng nâng cao. Mặt bằng, trình độ dân trí tăng lên, năng suất lao động được cải thiện và Việt Nam có khả năng hội nhập tốt với thế giới”. 

Đại biểu Lê Thị Thanh Xuân đề nghị: “Tôi rất mong đại biểu có những ý kiến góp ý mang tính xây dựng, hiến kế cho ngành Giáo dục. Với quan điểm như trên của đại biểu tại hội trường có thể tác động đến dư luận xã hội, có cái nhìn bi quan, thiếu tích cực về ngành Giáo dục. Hơn nữa, có thể làm tổn thương hàng triệu nhà giáo, tạo ra hoài nghi của phụ huynh, học sinh đối với ngành giáo dục nước nhà. Tôi rất mong đại biểu lưu ý và chia sẻ với khó khăn của ngành Giáo dục”. 

Đồng tình với ĐB Lê Thị Thanh Xuân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, không nên lấy sự việc cụ thể để phủ nhận kết quả, nỗ lực của một ngành, của đơn vị, địa phương. “Nhận định là quyền của đại biểu nhưng chúng ta cần có đánh giá khách quan, tạo dư luận đúng đắn, tốt hơn cho xã hội”.

2.

Đây không phải lần đầu ĐB Phạm Thị Minh Hiền bị phản ứng. Trước đó, hồi tháng 6/2018, bà Hiền bị phản ứng luôn tại nghị trường khi phát biểu về vụ “hiếp dâm 2 lần 1 đêm” có liên quan tới Luật An ninh mạng. Phát biểu của bà Hiền ngay lập tức được một người, trong đó có cô ca sỹ Văn Mai Hương lợi dụng để đánh bóng tên tuổi và tạo cái cớ cho các thế lực thù địch tấn công chế độ. Xem link dưới: 

http://www.trelangblog.com/2018/06/ba-bqh-pham-thi-minh-hien-chua-oc-luat.html

Nguyên văn phát biểu của bà Hiền: “Làm sao chúng ta tin tưởng giao nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ mạng internet của một đất nước cho một cơ quan mà Cục trưởng Cục phòng chống Tội phạm công nghệ cao, và Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát của nó, lại là những người vừa bị bắt vì liên quan tới lợi dụng internet để vi phạm pháp luật tới hàng trăm triệu đô la?…”.

Sau phát biểu này, cây viết Ong Bắp cày đã chỉ rõ, Cục phòng chống Tội phạm công nghệ cao (C50) thuộc Tổng cục Cảnh sát mà bà Hiền đề cập không phải là cơ quan được giao quản lý an ninh mạng. Chức năng nhiệm vụ của C50 là điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao. Cho đến thời điểm đó, Cục chịu trách nhiệm quản lý an ninh mạng có tên là Cục an ninh mạng (A68) thuộc Tổng cục an ninh, Bộ Công an.

Thêm nữa, trong Luật An ninh mạng, không có điều luật nào giao kiểm soát toàn bộ mạng internet cho Cục phòng chống Tội phạm công nghệ cao (C50) thuộc Tổng cục Cảnh sát.

Đến đây, hẳn mọi người đã biết bà Hiền chưa hề đọc Luật An ninh mạng, nên không nắm vững luật nhưng lại phát biểu như đúng rồi. Chả thế, dân mạng nói chị hàm hồ, nói lấy được.

3.

Hôm 6/11/2017, trong phiên thảo luận về công tác tư pháp, bà Phạm Thị Minh Hiền có nêu vụ một người mẹ đơn thân ở Long An đã viết đơn “xin đi tù” vì bị hiếp dâm 2 lần trong 1 đêm. Bà Hiền nói, trong vụ việc, người gây tội đã thừa nhận hành vi của mình nhưng cơ quan điều tra cho rằng đó là thông dâm, không phải hiếp dâm và tổ chức họp báo công khai. Danh tính, bí mật đời tư của 3 mẹ con bị ảnh hưởng trầm trọng, bị chà đạp, kỳ thị, thậm chí bị đe dọa. Rồi bà thổn thức với nỗi đau của nạn nhân: “Sự cạn kiệt về niềm tin của những nạn nhân yếu thế đối với cơ quan tư pháp ở một số địa phương liệu đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo?”.

Hỡi ôi, lòng người sao quá điêu ngoa?

Sau phát ngôn hào sảng của bà Phạm Thị Minh Hiền, PGĐ Sở Tư pháp Long An Phan Thị Mỹ Dung khẳng định việc bà Hiền nêu là không chính xác, sai toét: “Những điều ĐB Hiền nói đã phủ nhận một cách phũ phàng những cố gắng trách nhiệm tâm huyết của tất cả những người bảo vệ pháp luật ngày đêm vất vả, thậm chí hy sinh tính mạng để đem lại sự bình yên và đem lại TTATXH hôm nay. Nếu ĐB Hiền chưa có đầy đủ thông tin, có thể liên hệ cơ quan chức năng Long An để được cung cấp đầy đủ hơn”.

Đồng tình với bà Dung, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cũng cho rằng, phát biểu của bà Hiền là sự quy kết một chiều và đề nghị Viện trưởng VKSND Tối cao cung cấp thông tin cho bà này để không hiểu nhầm.

Đọc lại vụ này, cá nhân tôi lấy làm tiếc vì không hiểu sao bà Hiền cứ nhất quyết coi đó là vụ hiếp dâm và phải khởi tố. 

Sau phát biểu này, bà Phạm Thị Minh Hiền đã có được đầy đủ hồ sơ, tài liệu về vụ việc và bà đã im như thóc vì bản chất của nó không như chị nghĩ và không như bà phát biểu ở nghị trường.

Dài dòng thế để thấy, việc bà Phạm Thị Minh Hiền không có tên trong danh sách các ứng viên ĐBQH ở Phú Yên  cũng là chuyện bình thường. Với tôi thì điều đó xảy ra là tốt, không có gì để tiếc nuối.

Nguồn: Tre làng

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG