Vừa qua trang “Văn Việt” của nhóm Văn đoàn độc lập loan tải đi thông tin tổ chức này đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ với khẩu hiệu: “Đừng bắt người cầm bút phải im tiếng”, trong đó nêu lên trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm Gấu) là một trong 5 trường hợp tiêu biểu đang ở tù với bản án sơ thẩm 10 năm. (Link: https://vandoanviet.blogspot.com/2017/11/ung-bat-nguoi-cam-but-phai-im-tieng.html).
Vậy PEN là tổ chức nào và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có phải là “nhà văn” khiến PEN quan tâm, bảo vệ như một “hội nghề nghiệp” của họ? Vì sao giới zân chủ Việt rất được Văn Việt, PEN quan tâm kết nạp vào hàng ngũ các “nhà văn” để “được lên tiếng bảo vệ”?
Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
PEN, tổ chức văn bút quốc tế được thành lập vào năm 1921 tại Luân Đôn với mục đích thúc đẩy tình hữu nghị của các nhà văn trên toàn thế giới, hỗ trợ truyền bá văn hóa thế giới, bảo vệ quyền tự do ngôn luận, hiện đang là tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất đến giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam. PEN có quyền lực với vai trò là tư vấn của UNESCO và của Hội đồng kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc. PEN gánh vác trên vai sứ mệnh nâng cao vị thế của văn chương giữa một thế giới đầy biến loạn và thúc đẩy tự do sáng tạo trong suốt thế chiến thứ 2 và thời kỳ chiến tranh lạnh. Thế nhưng, đến nay, PEN không còn như vậy. Thay vì là một tổ chức độc lập với tầm cỡ quốc tế thì giờ đây PEN chịu ảnh hưởng của các kế hoạch chính trị diễn biến hòa bình do Mỹ chỉ đạo. Cùng với đó, PEN nhận được nhiều sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức NGOs do chính phủ Mỹ và Liên minh EU đứng đằng sau.
Giới bất đồng chính kiến Việt Nam yêu thích PEN không phải bởi vì họ yêu thích văn học hay các giá trị văn hóa mà bởi vì phần thưởng và danh giá của PEN trao tặng hàng năm cho các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà đấu tranh. Thậm chí, giải thưởng của PEN trao tặng không dựa trên năng lực sáng tác như Nobel Văn học hay các giải thưởng văn học khác, mà dựa trên việc một tác giả chống đối chính quyền nơi tác giả ấy sống đến mức độ nào. Một người chống đối chính quyền, chỉ cần viết nhăng viết cuội vài câu là ngay lập tức được PEN trao giải, như trường hợp Bùi Chát ở Việt Nam. Tình trạng suy thoái trong cách thức hoạt động của PEN là sau năm 1960 khi thành lập Ủy ban nhà văn trong tù với nhiệm vụ chính là lên tiếng bảo vệ và vinh danh những nhà văn bị bỏ tù. Sau khi ủy ban này được thành lập thì tất cả các nhiệm vụ khác của PEN đã đề ra như nâng cao vị thế của văn học hay bảo vệ các di sản tri thức, nghệ thuật…v…v… bị coi nhẹ. Giờ đây, hoạt động Nhân quyền đã trở thành hoạt động chủ chốt của PEN và đặc biệt đậm đặc ở PEN America. Nếu nhìn website PEN America sẽ thấy rằng tổ chức này dành ít dung lượng trên website của mình cho các vấn đề văn chương mà chủ yếu cho việc vinh danh các nhà đấu tranh mà cụ thể là các nhà tổ chức biểu tình như Joshua Wong chẳng hạn.
Loa phường