Friday, November 22, 2024

Lực lượng Công an sát cánh với nhân dân phòng, chống bão số 13

Trong suốt thời gian qua khi cơn bão số 13 đổ bộ vào miền Trung, lực lượng Công an sát cánh với nhân dân trong những thời điểm khó khăn nhất.

Xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, Quảng Trị nguyên là một phần thủ phủ chúa Nguyễn (bao gồm Ái Tử, Trà Bát và Dinh Cát) từ năm 1558-1626. Tuy nhiên, hàng chục năm nay, địa phương này được biết đến nhiều hơn bởi những trận lụt kinh hoàng, gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Mùa mưa lụt năm nay, chỉ trong 2 tuần lễ, từ ngày 8 đến 22/10, miền quê này đã phải gánh chịu liền 5 trận lụt lớn, lịch sử nhất từ trước đến nay. Các lực lượng cứu nạn, cứu hộ địa phương đã phải bằng nhiều phương thức để cứu dân được an toàn.

Lực lượng Công an sát cánh với nhân dân phòng, chống bão số 13

án bộ, chiến sĩ Công an đưa người già neo đơn, người ốm đau tại xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) di chuyển tới nhà tránh trú bão số 13. Ảnh: TTXVN

Ông Trịnh Minh Toàn (SN 1954) ở xóm Hữu Bồi, thôn Trà Liên Tây, Triệu Giang nhớ lại: “Sáng 8/10 nước bắt đầu vào nhà. Mọi đồ đạc đã được kê chất lên cao trước đó, nên lúc này chỉ còn chuẩn bị cho cái ăn, chủ yếu dự trữ đồ ăn khô và nước uống, phòng khi bị nước ngập dài ngày. Tuy nhiên, đến chiều tối 10/10 thì mọi sự chuẩn bị trên đều không còn ý nghĩa, nước lụt đã lên ngập gần nửa cửa sổ.

Mấy bà con tui trèo lên chiếc bàn được chồng kê trên 2 chiếc giường để ngồi chờ người đến cứu. Một lúc sau, tui vì quá lạnh đã bắt đầu lên cơn hen suyễn. Lâu nay, khi trời trở lạnh tui vẫn thường bị, nhưng lần này cảm thấy ngột ngạt hơn, hơi thở cứ dồn nén rồi tắc dần, hầu như không thở được nữa. Lúc đó, các con tui cố xoa nóng phần lưng để cho cơn hen giảm xuống và lội ra khỏi cửa để hô hoán, mong có ai đó ở bên ngoài có thể nghe được.

Rất may, nghe được tiếng kêu cứu, chú Hợi (Thiếu tá Nguyễn Hợi, Trưởng Công an xã Triệu Giang) và mấy chú khác ở xã đang đi sơ tán dân ở bên ngoài, lội nhanh vào. Vì nước lụt ngập tới ngực, ca nô, đò máy không thể vào đường thôn nhỏ hẹp, nên mấy chú đặt tui ngồi lên cổ họ, hai chân thõng xuống hai bên vai, rồi lần đi từng bước cho đến gần 1 cây số thì đưa lên ca nô chở tới bệnh viện huyện”.

“Ngay sau đưa tui đi, một tổ khác đến đưa cả nhà còn lại đến hội trường thôn trú lụt. Họ cho ăn uống trong cả mấy ngày lụt lội rất đảm bảo. Không có các chú ấy đến cứu giúp kịp thời tui chắc chết rồi, cả nhà tui cũng đều gặp nguy hiểm”, ông Toàn kể tiếp, nước mắt rơm rớm xúc động.

Xóm Mới, thôn Trà Liên Tây cao hơn xóm Hữu Bồi, nhưng trận lụt lớn lần 2 vào đêm 13/10 khiến gần như toàn bộ thôn này bị ngập sâu, có nơi sâu hơn 2m. Thiếu Tá Hợi kể lại: “Đêm đó vào khoảng 3h sáng, khi anh em Công an, Xã đội vừa đưa xong bà con chuyến cuối cùng ở những thôn khác bị ngập từ đầu hôm lên nơi cao, thì Chủ tịch xã Bùi Quốc Hùng gọi điện thông báo khẩn, xóm Mới cũng bị ngập rồi, nước đang lên rất nhanh. Anh em chỉ kịp ăn mì tôm chống đói, rồi khẩn trương đi ngay để cứu nạn, cứu hộ bà con”.

“Vừa tới được đầu xóm thì anh Hùng lại gọi điện, cho biết ông Cao Hữu Triệu (SN 1945, có nhà ở giữa xóm này) đang cần cấp cứu. Cả mấy anh em lội nhanh vào. Lúc này, ông Triệu cũng đang bị lên cơn hen suyễn nặng, người rủ xuống trên chiếc bàn được chồng kê lên trên 2 chiếc giường để tránh bị nước lụt làm ngập, bên cạnh là các con và cháu”.

“Do đường thôn nhỏ hẹp nên chúng tôi phải thay nhau đưa cụ ra ca nô để đến bệnh viện cấp cứu”, Thiếu tá Hợi kể tiếp và cho biết thêm: “Gần cuối tháng 10 vừa rồi, khi lũ lụt đã tạm rút, cụ Triệu khỏe lại và được xuất bệnh viện, cả nhà cụ đã tới thẳng trụ sở xã, cảm ơn các lực lượng đã cứu cụ và gia đình kịp thời”.

Lực lượng Công an sát cánh với nhân dân phòng, chống bão số 13

Thiếu tá Hợi (phải) và đồng đội thay nhau cõng ông Xê vượt lũ đến bệnh viện

 

Cũng trong sáng 13/10, Công an và Xã đội Triệu Giang đã kịp thời đưa ông Hồ Sỹ Xê (SN 1958) ở xóm Mới, bị suy thận mạn, vượt lũ đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị để kịp thời chạy thận nhân tạo. Thiếu tá Hợi bộc bạch, anh về đảm nhận nhiệm Trưởng Công an xã Triệu Giang gần một năm nay.

Vùng đất này khá thấp trũng, nằm sát bên các con sông Vĩnh Phước, Thạch Hãn nên mỗi khi có mưa lớn chỉ 1 đến 2 ngày là bị ngập lụt. Đặc biệt, năm nay do lượng mưa trên địa bàn toàn tỉnh quá lớn, nước từ các khu vực thượng nguồn đổ về ồ ạt cộng với thủy triều dâng lên cùng lúc, khiến nơi này vốn dễ bị ngập, nay lại càng bị ngập sâu hơn.

Bà con vốn quen với ngập lụt, song những trận lụt vừa qua cũng không đề phòng, chuẩn bị hết. Bên cạnh việc cứu dân khẩn cấp do lũ lụt bất ngờ và bất thường ngoài nhận định, các lực lượng Công an, Xã đội địa phương còn kịp thời phát hiện, cứu sống một số trường hợp do chủ quan trước mưa lũ, bị đuối nước.

Đó là các trường hợp cháu Cao Hữu Dũng (SN 2011) ở xóm Mới. Cháu này trong lúc ra khỏi nhà vào sáng 28/10 đã không may bị nước cuốn trôi. Rất may, người dân ở quanh đó phát hiện, liền hô hoán các lực lượng đến ứng cứu. Trường hợp nữa, là vào ngày 29/10, anh Bùi Duy Quý ở xóm Tả Bồi, thôn Trà Liên Tây, chủ quan đi qua cầu Bến Lội đã có biển cấm.

Lúc ra giữa cầu bị ngập nước, anh này không may bị trượt chân và bị dòng nước dữ cuốn đi. Rất may, một người dân ở gần đó phát hiện và người dân đã cùng Công an xã kịp thời đến cứu nạn thành công.

Cũng vào sáng 29/10 anh Nguyễn Xuân Thành (SN 1957) sinh sống ở Đồng Nai về thăm mẹ, không may bị rắn cắn, lực lượng Công an, Xã đội cũng đã lội bộ vào thôn, cõng anh này đi một quãng đường dài trước khi có thể chở bằng xe máy đến bệnh viện để cấp cứu, chữa trị.

Phan Thanh Bình (CAND)

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG