Thursday, November 21, 2024

Cái kết của kẻ ảo tưởng

Kỳ 1: Làm báo, báo hại bản thân

Ngày 7/10/2020, các phương tiện truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin Cơ quan An ninh điều tra CA TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và CATP Hồ Chí Minh thi hành lệnh bắt bị can để tạm giamkhám xét khẩn cấp đối với Phạm Thị Đoan Trang (Phạm Đoan Trang) tại địa chỉ phòng 6 – lầu 1 – 372/36 đường Cách mạng tháng Tám, phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra CATP Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Phạm Thị Đoan Trang (sinh ngày 27/5/1978; hộ khẩu thường trú: phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội; hiện ở: phòng 6 – lầu 1 – 372/36 đường Cách mạng tháng Tám, phường 10, quận 3, TP Hồ Chí Minh) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.

Cái kết của kẻ ảo tưởng

Đối tượng Phạm Đoan Trang

Phạm Đoan Trang sinh ra trong một gia đình trí thức ở thủ đô Hà Nội. Trang là cựu học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam và tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương. Nhiều người đánh giá Phạm Đoan Trang có năng lực học hành, viết lách sắc sảo, có tài năng, từng là phóng viên có triển vọng tại nhiều tờ báo như: VnExpress, Vietnamnet, Pháp luật TP HCM… Có năng khiếu viết lách, lại được đào tạo cơ bản, nếu biết tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo nghiệp báo chí chắc hẳn giờ này Phạm Đoan Trang đã là một phóng viên có tên tuổi.

Vậy nhưng đường sáng không đi, Phạm Đoan Trang lại đi quàng vào bụi rậm. Sự nghiệp bắt đầu dính chàm vào năm 2009, khi Trang bị bắt giam 9 ngày cùng với 2 blogger Bùi Thanh Hiếu “Người buôn gió” và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh “Mẹ Nấm” liên quan đến hoạt động in áo phông có hình ảnh phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên do tổ chức phản động Việt Tân bí mật tài trợ. Đáng lẽ với một người như Phạm Đoan Trang đã có thâm niên 9 năm trong nghề nhà báo, hiểu biết, nắm bắt rành rẽ về pháp luật phải dùng ngòi bút của mình để góp phần chung tay xây dựng đất nước thì lại đi cấu kết nhận tiền của tổ chức khủng bố nhằm chống phá chính quyền. Bởi vậy, Phạm Đoan Trang đã bị sa thải khỏi làng báo là lẽ tất yếu.

Tưởng chừng sau sự cố dính chàm, được pháp luật khoan hồng, trả tự do, Trang sẽ tỉnh ngộ, không bao giờ tái phạm. Thế nhưng thói đời, một khi kết giao với Bùi Thanh Hiếu và đám tay chân Việt tân, Phạm Đoan Trang như kẻ bị bỏ “bùa mê thuốc lú”, ngày càng lún sâu vào tội lỗi. Từ chỗ có chút vị thế trong xã hội, bị lừa dẫn đến mất nghề, Phạm Đoan Trang quay lưng, trở thành kẻ chống đối chế độ một cách mù quáng. Phạm Đoan Trang chọn con đường “làm giặc”, để rồi dần đánh mất tương lai một cách đáng tiếc. Chính vì hận thù chế độ khiến cho Phạm Đoan Trang mờ mắt đã trở nên cực đoan trong suy nghĩ và hành động. Cuối cùng, Phạm Đoan Trang rơi vào hố sâu không lối thoát, khi chọn con đường xuất ngoại năm 2013 để gia nhập vào tổ chức VOICE, một tổ chức ngoại vi của tổ chức Việt tân

Trở về nước sau 2 năm được nhồi sọ, học hỏi kinh nghiệm chống phá từ Mỹ, châu Âu và các tổ chức phản động lưu vong, Phạm Đoan Trang trở thành “người bất đồng chính kiến”. Được sự tài trợ, cổ súy của thế lực không thân thiện với Việt Nam trong chính giới phương Tây, các tổ chức nhân quyền có hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam và một số đối tượng chống đối ở bên ngoài, Trang “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Phạm Đoan Trang gắn bó với các dự án của Việt Tân như hình với bóng, từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp quốc, vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền,…

Vốn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với VOICE do Trịnh Hội cầm đầu và chịu ảnh hưởng, chi phối của tổ chức này nên Phạm Đoan Trang thường xuyên cấu kết với các phần tử chống đối, phản động trong và ngoài nước, các hội, nhóm chống đối sử dụng chiêu trò “phản biện xã hội” để thể hiện chính kiến trước những sự kiện chính trị – xã hội của đất nước, các vấn đề đang được xã hội quan tâm nhưng thực chất là lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kích động, cổ súy các hành vi chống đối, biểu tình, vi phạm pháp luật nhằm chống chế độ…

Kỳ Sơn

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG