Saturday, September 14, 2024

Xây dựng Chính phủ số liêm chính, minh bạch

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu: “Các bộ, ngành, địa phương không được cát cứ thông tin, không được làm đẹp số liệu để lấy thành tích; thông tin dữ liệu cần chính xác, tin cậy, minh bạch, thống nhất và cần đẩy mạnh số hóa liên thông; chia sẻ thông tin phải hướng tới xây dựng Chính phủ số liêm chính, minh bạch, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”.

Tại buổi Lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố dịch vụ công thứ 1.000 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu: “Các bộ, ngành, địa phương không được cát cứ thông tin, không được làm đẹp số liệu để lấy thành tích; thông tin dữ liệu cần chính xác, tin cậy, minh bạch, thống nhất và cần đẩy mạnh số hóa liên thông; chia sẻ thông tin phải hướng tới xây dựng Chính phủ số liêm chính, minh bạch, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”.

Từ lời cảnh báo của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, những mong muốn, nỗ lực cải cách hành chính, xóa bỏ rào cản, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp hình như mới chỉ ở tầm Chính phủ. Còn về đến bộ, ngành, địa phương thì những quyết tâm, nỗ lực ấy giảm đi nhiều. Quá trình giải quyết những vướng mắc vẫn còn tình trạng “trên thì quyết liệt, nhưng dưới chưa chuyển động”.

 

Xây dựng Chính phủ số liêm chính, minh bạch
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ảnh Quang Hiếu.

Thủ tục hành chính vẫn luôn là nỗi ám ảnh khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng vẫn đang ở vị thế “người đi xin”, các cán bộ, công chức Nhà nước ở vị thế “kẻ có quyền cho”. Những “người chủ” là nhân dân vẫn luôn bị các “công bộc, đầy tớ” sách nhiễu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do đạo đức công vụ của cán bộ, công chức còn kém, chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập.

Đối với bộ máy nhà nước, thể chế, chính sách pháp luật được ví như ánh sáng mặt trời đối với vi trùng; trong đó, minh bạch có vai trò rất quan trọng trong giảm thiểu nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực. Nhưng ngược lại, điều mà người dân và doanh nghiệp lo ngại nhất lại chính làtính minh bạch, cùng với đó là những rào cản trong tiếp cận tài liệu pháp lý. Đòi hỏi về minh bạch tạo ra được sức ép để bộ máy nhà nước vận hành tốt hơn. Như ý kiến của Giáo sư Stiglitz, người đoạt giải Nobel về kinh tế năm 2001: “Việc quan chức muốn che giấu thông tin không chỉ là che giấu chuyện tham nhũng mà cả sự bất lực của mình”.

Vì sao các cơ quan hành chính, các đơn vị, địa phương nói chung không tự giác cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của mình? Đây không đơn thuần là tâm lý muốn che giấu những yếu kém, sai phạm, những hạn chế của các quy định… mà ngược lại, họ còn ý thức rõ giá trị, quyền lực cũng như lợi ích của thông tin, những lỗ hổng trong các văn bản quy phạm pháp luật để rồi biến nó thành tài sản đặc biệt, sử dụng riêng kiếm lời.

Cung cấp được các thông tin cơ bản, tin cậy để mọi người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đang tìm cơ hội làm ăn có thể sử dụng thực ra mang lại rất nhiều lợi ích đối với nền kinh tế nói chung. Lợi ích mang lại ở đây cho nhà đầu tưnhiều khi còn lớn hơn nhiều so với những ưu đãi đầu tư.

Khi thông tin bị bưng bít, nghĩa là chỉ một nhóm thiểu số được biết và can thiệp vào các chính sách tín dụng, ngân hàng, đầu tư các dự án, quá trình định giá cổ phần hóa doanh nghiệp, việc tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ trong các cơ quan, tổ chức… Những người có thông tin không cần đầu tư mà chỉ cần bán những thông tin mình biết là sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Chúng ta đang tiến hành mở thật rộng các cửa để tạo ra môi trường thông thoáng, minh bạch. Tuy nhiên, việc mở cửa không hề đơn giản vì luôn gặp phải lực cản không hề nhỏ từ những nhóm lợi ích, số người có quyền, có chức vụ  đã quen núp trong bóng tối để thu vén, trục lợi từ lâu nay.

Nhà nước ta đang thực hiện mở rộng dân chủ, tổ chức tốt các điều kiện để nhân dân tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào quản lý xã hội theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Với ý nghĩa đó, các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền phải cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản, tin cậy để mọi công dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, sẽ khuyến khích sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý nhà nước một cách chủ động, thực chất và hiệu quả hơn, các doanh nghiệp chủđộng hơn trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh…

Thông tin phản hồi từ phía người dân sẽ giúp các cơ quan nhà nước cân nhắc, lựa chọn và đưa ra những chính sách, quyết định đúng đắn hơn, phù hợp với lòng dân hơn, tăng hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Để loại bỏ các rào cản thì phải tạo môi trường công khai, minh bạch, kịp thời, chính xác, tin cậy, cộng thêm với việc áp dụng chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi cản trở, bưng bít thông tin. Việc làm này không chỉ để “nghiêm phép nước” mà quan trọng hơn, là để các giá trị của thông tin được khai thác hiệu quả, phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính cộng với việc công khai, minh bạch thông tin đang là một tiêu chí quan trọng đểViệt Nam bước chân ra “biển lớn”, gặt hái những thành công trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Cù Tất Dũng

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG