Ngày 19/6/2020, tổ chức “Theo dõi nhân quyền quốc tế” (HRW) đã phát đi một thông cáo báo chí cho rằng, chính quyền Việt Nam đang “gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền” trước Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây rõ ràng là một thông cáo có nội dung xuyên tạc sự thật, thể hiện rõ sự thiếu khách quan, mang nặng tính định kiến và thù địch của tổ chức núp bóng “nhân quyền” này.
HRW xuyên tạc rằng, từ cuối năm 2019 đến tháng 06.2020, chính phủ Việt Nam đã “bắt
giữ và kết án nhiều người với các tội danh chính trị”. Trong số những người bị bắt và kết án có thành viên của “Hội Nhà báo độc lập”, “Hội anh em dân chủ” và một số nhà hoạt động, người cầm bút độc lập khác.
Đặc biệt, trong thông cáo báo chí trên, ông John Sifton – Giám đốc Vận động châu Á của HRW còn xuyên tạc rằng “năm nay Việt Nam đang trấn áp bất đồng chính kiến nặng nề và các quốc gia khác cần lên tiếng” và “Việt Nam về cơ bản đã hình sự hóa việc sử dụng Internet hay các nền tảng mạng xã hội để nói lên ý kiến hay tham gia tranh luận”. Từ những nhận định vô căn cứ đó, ông John Sifton lớn tiếng kêu gọi các quốc gia, các đối tác
thương mại của Việt Nam cần “nêu quan ngại về những vụ án mới này với Hà Nội và
yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích các tù nhân chính trị”.
Không những vậy, trong thông cáo báo chí của HRW còn ngang nhiên công bố số liệu mà họ tự thống kê, đó là: “Có ít nhất 150 người đã bị kết tội vì thực hiện các quyền tự do biểu đạt hay tự do lập hội hiện đang ở trong tù. Ít nhất có 15 người khác đã bị khởi tố nhưng chưa xét xử”. Đây rõ ràng là những thông tin xuyên tạc sự thật, những con số hoàn toàn
sai lệch và mang tính định kiến, thù địch của HRW với Việt Nam.
Để “chứng minh” cho nhận định xuyên tạc, vô căn cứ trên, thông cáo báo chí của HRW đã lấy dẫn chứng về một số trường hợp mà họ cho là những nhà “bất đồng chính kiến” bị chính quyền Việt Nam gia tăng “đàn áp”, đó là Phạm Chí Dũng, Trần Đức Thạch, Phạm Chí Thành, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn… HRW cho rằng, những nhà “bất đồng chính kiến” trên đều bị bắt với các cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay tuyên truyền chống Nhà nước.
Qua theo dõi, đây không phải là lần đầu tiên HRW mượn những vụ án như thế để công khai chỉ trích Việt Nam, nhất là trước các sự kiện chính trị trọng đại, trong đó có các dịp Đại hội Đảng. Việc chỉ vin vào tính thời điểm của các vụ việc mà HRW đã lên tiếng chỉ trích và cho đó là động thái của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cho
thấy sự tráo trở của tổ chức này trong các hoạt động chống phá Việt Nam. Một lần nữa, HRW lại núp bóng nhân quyền đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, thù địch về Việt Nam. Việc đưa ra những tuyên bố sai sự thật trên của HRW cũng như cá nhân ông John Sifton không chỉ phản ánh sai lệch, thiếu chính xác, bôi nhọ bức tranh nhân quyền ở Việt Nam mà còn ngang nhiên lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Hành động của HRW vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
LOXEBEN