Trương Huy San (San Vẩu) – một kẻ từng là tay đâm thuê chém mướn bằng ngòi bút trong tay “ông trùm’ Năm Cam (với lối viết “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, cách sử dụng những ngôn từ miệt thị, nguyền rủa tới mức cay độc của một kẻ cơ hội chính trị, San được Năm Cam trọng dụng để tấn công vào uy tín của lực lượng Công an nhân dân và các cơ quan công quyền); kẻ được nhiều người biết đến với bản chất xảo trá, lọc lừa, “gió chiều nào che chiều đó”; là “một thằng làm báo thiếu đạo đức nghề nghiệp… lợi dụng sự tò mò của những ai chưa biết, viết về những chuyện cũ kỹ hơn 30 năm để móc đô-la của người Việt tại Mỹ” (theo nhận xét của tờ “Việt Nam Thời Báo” xuất bản tại Mỹ số 6729 ra ngày 12-1-2013)… “Tiếng thối” là vậy, thế nhưng trước cám dỗ của những đồng tiền dơ bẩn từ các thế lực thù địch nước ngoài (Trong đó có tổ chức khủng bố “Việt Tân”, nơi mà San là một công tác viên đắc lực) thì con người từng là lính tình nguyện Việt Nam này, vẫn không chịu thay đổi mình, San vẫn điên cuồng xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước.
Mới đây, nhân dịp Bộ Công an vừa công bố Dự thảo Luật An ninh mạng (bao gồm 6 Chương, 64 Điều) trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, San Vẩn xuyên tạc rằng: “Nếu ai bỏ phiếu thông qua một đạo luật khiến cho người dân Việt Nam không thể tiếp cận được với mạng xã hội, với Facebook, Google… thì lịch sử sẽ không coi bọn họ là bảo thủ hay dốt nát mà là như những tên tội phạm chống lại loài người, chống lại cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh của 90 triệu người dân Việt Nam…”.
Theo thống kê thì Việt Nam liên tục đứng trong nhóm 20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới (Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế cho biết, tính đến tháng 6/2015, Việt Nam có 45,5 triệu người dùng Internet, chiếm 48% dân số, đứng thứ 6 ở châu Á về số người sử dụng Internet). Và cũng có một thực tế, đó là trong những năm gần đay các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị gia tăng các hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt. Một trong những thủ đoạn chúng ráo riết thực hiện là lợi dụng internet, mạng xã hội và các blog cá nhân để tung tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Điển hình như trang mạng “khủng” Facebook. lợi dụng đặc tính truyền tải nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin, khả năng “gây nhiễu” lại khá rộng và rất khó kiểm soát của nguồn thông tin trên mạng xã hội Facebook nhiều đối tượng bất đồng và các phần tử phản động, chống đối chính quyền đã lợi dụng Facebook để tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời tuyên truyền những luận điệu diễn biến hòa bình gây hoang mang cho cán bộ, đảng viên và trong quần chúng nhân dân, cụ thể như gần đây các trang fanpage của Thanh niên công giáo lợi dụng việc gây ô nhiễm của công ty Formosa đã kích động, mua chuộc kêu gọi và tổ chức cho giáo dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… biểu tình với quy mô lớn ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, fanpage của Việt Tân đưa tin “ông Trịnh Xuân Thanh vượt biên trốn thoát sang châu Âu là nhờ có bàn tay của chính quyền bảo kê, che chở”… Hiện nay, nhiều trang Facebook cá nhân cũng như các trang Facebook mang tính cộng đồng đang rất tích cực truyền bá những thông tin xấu độc, tiêu biểu như: “Nhật kí yêu nước”, “Friend of Việt Tân”, “Thanh niên công giáo”, “Radio Chân Trời Mới”… và hàng loạt những trang Facebook đăng tải những status trên trang facebook cá nhân với ngôn ngữ đầy tính kích động, phản động. Ngoài ra có thể kể đến các trang mạng phản động khác như: danlambao, quanlambao, boxitvietnam….
Chính vì vậy mà việc ra đời của Dự thảo luật an ninh mạng là rất cần thiết để loại trừ những luồng thông tin xấu, độc hại, gây hoang mang dư luận, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng mạng Internet tuyên truyền chống Việt Nam. Và ngay cả cường quốc như Mỹ (nơi mà đám rận chủ như Huy ca tụng như thiên đường) cũng đã có bản dự thảo về luật này, thậm chí với những điều khoản còn “khắc nhiệt” hơn Việt Nam (Theo trangTechdirt, Dự luật an ninh mạng mới của Mỹ giống như Đạo luật Bảo vệ và Chia sẻ Tình báo Mạng (Cyber Intelligence Sharing and Protection Act – CISPA) trước đó, CISA có một vai trò rất lớn trong việc khuyến khích, tạo điều khiện cho các doanh nghiệp hỗ trợ chính phủ theo dõi người dùng. Theo lời các nhóm ủng hộ quyền con người, với các định nghĩa quá rộng, dự luật này có thể là một cửa hậu, làm suy yếu tính trung lập Internet. Cụ thể, dự luật này có một định nghĩa rất rộng về “mối đe dọa mạng” đến mức một nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng có thể tuyên bố dịch vụ video trực tuyến nổi tiếng Netfilx là một mối đe dọa mạng, và thậm chí có thể điều chỉnh băng thông của Netflix. Trong bức thư của Trung tâm Dân chủ và Công nghệ (CDT) và Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF) có viết: với tần suất liên tục xuất hiện các điều khoản mơ hồ trong dự luật, rất có khả năng sẽ xuất hiện một khả năng đe dọa đến tính trung lập Internet…Vậy đây có được coi là “chống lại loài người, chống lại cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh” như San xuyên tạc.
Một số thông tin liên quan đến Dự thảo luật An ninh mạng:
Các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 7 của dự thảo Luật, gồm:
1. Sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
2. Đăng tải chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục trên không gian mạng.
3. Xâm nhập, chiếm đoạt trái phép thông tin, tài liệu.
4. Tấn công mạng. 5. Khủng bố mạng.
CBR