Monday, November 25, 2024

Tài sản lớn nhất trong kinh doanh của Việt Nam là con người

Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Victoria Kwakwa đều khẳng định như vậy khi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam sáng 7-11.

Với chủ đề “Việt Nam, đối tác kinh doanh tin cậy”, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam là hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC 2017. Sau khi nghe 2 bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đã có những phản hồi, đánh giá về cơ hội hợp tác với Việt Nam cũng như chia sẻ những bài học, kinh nghiệm trong hợp tác đầu tư.

Tài sản lớn nhất trong kinh doanh của Việt Nam là con người

Các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam

Giám đốc điều hành WEF, cựu Phó Thủ tướng Đức Philipp Rosler cho biết, ông thấy phấn khích và tin tưởng Việt Nam đang thể hiện năng lực cạnh tranh với môi trường đầu tư tốt, đóng góp vào một tương lai tươi sáng hơn cho chính Việt Nam. Nói đến đánh giá của WEF về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, vốn vừa tăng 5 bậc trong danh sách năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEFF, ông Philipp Rosler nhấn mạnh, bảng đánh giá này được xây dựng thông qua một loạt chính sách và thể chế, xác định năng lực về năng suất lao động.

Tài sản lớn nhất trong kinh doanh của Việt Nam là con người

Giám đốc điều hành WEF, cựu Phó Thủ tướng Đức Philipp Rosler thấy phấn khích và tin tưởng Việt Nam đang thể hiện năng lực cạnh tranh với môi trường đầu tư tốt

Theo Giám đốc điều hành WEF, tài sản lớn nhất của Việt Nam không phải dầu khí, công nghệ, cơ sở hạ tầng mà chính là người dân. “Và ở đây, tôi xin nói với ngài Thủ tướng, đó là giới trẻ. Khu vực tư nhân cần phối hợp với khu vực công để nâng cao năng lực cạnh tranh và đây là thông điệp của Việt Nam ngày hôm nay”, ông Rosler khẳng định.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Victoria Kwakwa thì nhận định, Việt Nam có 3 tiềm năng: Lực lượng lao động, nhóm kinh tế tư nhân và thể chế chính sách mạnh mẽ.  Tuy nhiên, theo bà Victoria Kwakwa thì Việt Nam cần phải có cơ chế thị trường mạnh mẽ hơn; đầu tư nhiều hơn vào con người. Những kỹ năng của người lao động, công nghệ, cũng như là tư duy của lực lượng lao động Việt Nam cần thay đổi theo xu hướng thị trường. Muốn làm được như vậy thì Việt Nam cần phải có sự thay đổi về giáo dục.

Tài sản lớn nhất trong kinh doanh của Việt Nam là con người

Phó Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Victoria Kwakwa nhận định về 3 tiềm năng của Việt Nam

Về lĩnh vực tài chính, bà Victoria Kwakwa cho rằng, Việt Nam phải có sự tham gia mạnh mẽ hơn của kinh tế tư nhân và tiếp tục đẩy mạnh hơn việc cải cách cơ chế chính sách cho kinh tế tư nhân phát triển. Trong khi đó, quá trình đô thị hoá của Việt Nam hiện diễn ra rất nhanh. Đà Nẵng là một minh chứng của việc đô thị hoá mạnh mẽ, nhưng chỉ có kết quả khi được tích hợp bởi các yếu tố như giáo dục, giao thông, hạ tầng, từ đó đô thị hoá mới đóng góp vào việc phát triển toàn diện.

Quan điểm của bà Victoria Kwakwa là Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức về môi trường, dự báo con số phát thải của Việt Nam tăng gấp 3 lần trong những năm tới. So với năm 2000, chỉ số phát thải tăng mạnh. Vì vậy, cần có mô hình tăng trưởng xanh, tập trung vào năng lượng.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khẳng định, Việt Nam đã chỉ rõ được quyết tâm của mình trong quá khứ và mục đích đạt được, tương lai sẽ mang cho Việt Nam những thách thức và cơ hội. Việt Nam đang hiện đại hoá thể chế, con người và điều này sẽ giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao trong tương lai không xa. “Tôi rất vui khi được tham dự Hội nghị này. Chúng tôi tin tưởng Việt Nam sẽ đạt được các mục đích về tăng trưởng và trở thành đất nước phát triển trong tương lai không xa” – bà Victoria Kwakwa cho hay.

         Trả lời câu hỏi của CANDOnline liên quan đến quan điểm của một doanh nghiệp lớn của Việt Nam khi tham gia Hội nghị lần này trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC, bà Nguyễn Thị Giáng Hương, Tổng Giám đốc một bệnh viện lớn tại Hà Nội cho biết, việc đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tới dự các hoạt động này là minh chứng rõ nhất cho thấy Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp rất cầu thị hợp tác với các đối tác trong khu vực, hay thậm chí là vươn ra ngoài Việt Nam, làm việc với các đối tác toàn cầu tại chính đất nước họ. Lấy ví dụ về y tế, bà Hương cho rằng thế giới đang thiếu rất nhiều y tá, điều dưỡng và đây là điểm mạnh của Việt Nam. “Chúng ta có thể đào tạo và hợp tác với các đối tác nước ngoài để bổ sung nhân lực cho họ, hợp tác với họ một cách sòng phẳng. Hội nghị là cơ hội để doanh nghiệp Việt mở rộng hợp tác. Chúng ta phải làm thế nào để họ cảm thấy cần chúng ta, muốn hợp tác với chúng ta để cả hai bên cùng có lợi”, bà Hương nhận định.

Nhóm PV APEC

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG