Sau hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM diễn ra hôm 10/11/2019 vừa qua, trong giới văn nghệ sĩ gồm những người như Chu Mộng Long, Lê Thiếu Nhơn, Trần Đình Thu, Lê Học Lãnh Vân,… lại được phen xôn xao trước phát biểu của nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Lứa văn nghệ sĩ kể trên thi nhau mạt sát, hạ nhục ông Trần Long Ẩn, cụ thể như sau:
Trong số tất cả những bài đăng trên luôn kèm theo tấm ảnh có vẻ như là trích đoạn lời nói của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: “Toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại, cần phải xóa bỏ hết.”
Chính đoạn trích này đã gây nên phẫn nộ trong lòng các văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, trên thực tế, câu khẳng định trên lại KHÔNG PHẢI LỜI CỦA NHẠC SĨ TRẦN LONG ẨN.
Theo bài đưa tin từ báo Phụ Nữ, nguyên văn lời nhạc sĩ Trần Long Ẩn như sau:
“Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa”.
Trong phát ngôn này, chúng ta thấy rất rõ việc nhạc sĩ Ẩn phân chia văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 thành hai mảng nội dung:
Mảng thứ nhất là những tác phẩm văn học, nghệ thuật độc hại, xuyên tạc đường lối cách mạng của Đảng ở miền Nam.
Thực tế là, văn nghệ miền Nam trước 1975 có tồn tại những tác phẩm xuyên tạc, chửi bởi Đảng và nhà nước thật. Điển hình, trong bài hát “Anh vẫn mơ một ngày về” – một bài hát nổi tiếng dưới thời Việt Nam Cộng Hòa – còn có đoạn:
“Anh vẫn mơ một ngày nào
quê dấu yêu không còn Cộng thù”
Như thế tức là, những tác phẩm xuyên tạc, đả kích là có tồn tại thật, và còn được lưu hành rộng rãi thật. Thế nhưng, nhạc sĩ Trần Long Ẩn cũng khẳng định rằng đó chỉ là một khía cạnh của văn học nghệ thuật miền Nam Việt Nam thời bấy giờ.
Ở mảng thứ hai, nhạc sĩ Trần Long Ẩn cho rằng văn nghệ miền Nam trước 1975 vẫn có những tác phẩm thuộc “phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn”, và những tác phẩm này cần được biểu dương, tôn vinh, học tập, nhân rộng.
Đó là những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, văn chương Bình Nguyên Lộc, thơ Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Thiên Thư,…
Như vậy, trong toàn bộ phát ngôn trên, ông Ẩn không hề quy chụp toàn bộ nền văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 là độc hại như nhiều người đưa tin và chỉnh sửa thành ảnh. Thậm chí, ông Ẩn còn đưa ra ý kiến cho việc cần nhân rộng, tôn vinh những tác phẩm xuất sắc của các nghệ sĩ miền Nam.
Trên thực tế, việc nhìn nhận, ứng xử đối với khu vực văn học đô thị miền nam, từ đầu những năm 2000 trở lại đây có thay đổi mạnh mẽ. Sự thay đổi này được ghi nhận, khẳng định rõ rệt từ nhiều phía, trong đó có các cơ quan quản lý văn hóa văn nghệ. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng: trên mảnh đất miền Nam có sự tồn tại của dòng văn học nghệ thuật kháng chiến ở vùng giải phóng, dòng văn học yêu nước, tiến bộ ở vùng tạm chiếm; dòng văn học, văn nghệ phản chiến; nhưng song song với nó vẫn có tàn dư của văn hóa phản động, cổ vũ Mỹ ngụy.
Vậy nên, quan điểm chính hiện nay là ủng hộ việc đẩy mạnh nghiên cứu, chọn lọc phổ biến các giá trị đích thực của văn học nghệ thuật miền nam trước 1975 trên tinh thần hòa hợp dân tộc để hàn gắn vết thương, đoàn kết mọi người cùng nhìn về một phía, thực hiện hòa hợp dân tộc bằng con đường văn hóa văn nghệ.
Nhận thức được như vậy, lại là một nghệ sĩ tâm huyết với sáng tạo nghệ thuật, những gì nhạc sĩ Trần Long Ẩn phát biểu thực chất không hề sai, mà còn vô cùng hợp lý và đáng được ghi nhận.
Tuy nhiên, việc các văn nghệ sĩ phản biện khác liên tục mạt sát, chửi bởi, đưa thông tin sai lệch về phát ngôn của nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã bôi xấu hình ảnh của ông trong mắt người đọc hoặc những người hâm mộ. Vậy, tại sao lại có hiện tượng “dìm chết” người khác, dù họ không sai, theo cách rất kỳ lạ này?
Nhìn rộng ra, bên cạnh những tin giả về phát ngôn của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, chúng ta có thể thấy hàng loạt các bài viết khác xuất hiện trên các kênh truyền thông Mỹ như RFA, VOA, Tiếng Dân,… đều có chùm bài ca ngợi, khẳng định giá trị không thể thay thế đc của văn học miền Nam trước 1975, rồi từ đó ca ngợi nền chính trị ngụy quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Tất cả những phản ứng của các văn nghệ sĩ như Chu Mộng Long, Lê Thiếu Nhơn,… kết hợp với chùm bài từ các trang tin do chính phủ Mỹ lập ra đã tạo ra một làn sóng truyền thông độc hại: vừa vùi dập một tiếng nói cá nhân rạch ròi phân minh, hợp lý; lại vừa nhân đó để tôn vinh một chế độ giả dối ngụy tạo do Mỹ lập ra là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Đây là một sóng truyền thông nguy hiểm và cần chú ý để có sự đánh giá, đề phòng đúng mực. Đồng thời cần phải minh oan cho nhạc sĩ Trần Long Ẩn, vì với việc bị vu oan này, ông là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Trong ngày 11/11/2019, trên mạng xã hội, youtube lan truyền những video clip với tiêu đề Công an oan, đưa tin hàng chục người mặc trang phục công an căng băng rôn biểu tình đòi quyền lợi liên quan đến đất đai với rất nhiều bình luận cho rằng “khi công an, một lực lượng quan trọng và nhiều quyền hành trong nhà nước, tạm được gọi là hiểu biết luật pháp và cũng gánh vác trách nhiệm thực thi pháp luật, họ phải quăng mình ra đường và căng băng rôn để biểu tình, tức là các biện pháp thông thường cũng đã hoàn toàn vô tác dụng – các biện pháp theo luật đã không có ý nghĩa gì trong suốt gần 20 năm qua, họ mới phải phơi mặt ra đường với bộ dạng một người công quyền (sắc phục cảnh sát) để làm cái việc mà chính họ thường xuyên chống lại và không cho nó được diễn ra – biểu tình” (Xuandienhanom.blogspot.com). Trên một số trang mạng khác cho đây là “biến lớn, công an biểu tình thành phong trào toàn quốc cho công an oan”; “ghi nhận việc công an biểu tình là chính đáng vì quyền lợi của họ bị xâm phạm, phong cách biểu tình đầy tính Đảng”; số khác cho rằng lực lượng công an luôn “xử lý” các trường hợp dân oan biểu tình đòi đất, nay chính công an mặc sắc phục (dù biết là sai) khi phải lựa chọn phương án cuối cùng là biểu tình; “sau khái niệm dân oan, đến nay có công an oan phải xuống đường đòi đất”…
Rồi từ vụ việc này họ liên hệ sang những sự việc gần đây liên quan tới một số cán bộ công an như Đại úy Lê Thị Hiền – Công an Quận Đống Đa gây náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 11/8/2019, hay sự việc Thượng úy Nguyễn Xô Việt, Công an thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên có hành vi ném, tát nhân viên bán hàng và vụ việc lãnh đạo Bộ Công an bị bắt vì tội tham gia đường dây đánh bạc nghìn tỷ, liên quan tới Vũ “nhôm”… bôi nhọ, nối xấu lực lượng công an, qua đó xuyên tạc bản chất chế độ và chính quyền.
Thông tin từ báo chí và dân mạng cho thấy, những công an “biểu tình” trên phần lớn đã về hưu, tức là hiện tại họ cũng là công dân bình thường, có quyền khiếu nại, tố cáo, đòi quyền lợi cho mình như các công dân khác và không còn phải chịu trách nhiệm ràng buộc trong hành xử của một cán bộ chiến sỹ công an.
Việc tụ tập trái phép dù thời gian ngắn, dù không có biểu hiện “quá khích” nào, dù chưa gây hậu quả an ninh trật tự như cản trở giao thông, nhưng những việc làm của họ đã vi phạm quy định đối với đảng viên, công dân phải tuân thủ pháp luật, phải khiếu kiện đúng nơi, đúng quy định, không được lợi dụng quân trang làm xấu hình ảnh ngành công an là vi phạm quy định của Ngành này, vi phạm pháp luật. Việc này chắc chắn thuộc trách nhiệm của chính quyền, cơ sở đảng địa phương của họ phải xử lý.
Nguyên nhân vụ phản đối kể trên xuất phát từ Dự án xây dựng nhà ở bán cho cán bộ chiến sỹ công an huyện Đông Anh đã từng được báo chí phản ánh cách đây nhiều năm, nay do quá bức xúc chưa được giải quyết nên buộc những cán bộ công an nghỉ hưu nói trên buộc phải “xuống đường căng băng rôn biểu tình” đòi quyền lợi cho mình. Thực tế cho thấy, không chỉ có Dự án đất của cán bộ công an Đông Anh mà còn khá nhiều dự án đất đai khác dành cho cán bộ công an, dành cho cán bộ các cơ quan Nhà nước cũng đang bị rơi vào hoàn cảnh tương tự, bị những yếu tố khách quan, chủ quan gây “tình trạng treo” bức xúc kể trên. Vụ việc này phản ảnh tình trạng khó khăn, nan giải chung giữa chính sách và quản lý, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội “tấc đất tấc kim cương”, cũng là vấn nạn của tình trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa, đất đai ngày càng trở thành nhân tố nóng bỏng song hành với tốc độ công nghiệp hóa, phát triển kinh tế quá nóng hiện nay. Việc gán khái niệm “dân oan”, hay “công an oan” là ý đồ chính trị hóa những vấn nạn trong thực hiện quản lý, chính sách xã hội thành “tố cáo, bóp méo” bản chất chế độ, nhằm kích động tâm lý chống đối, nổi loạn là chiêu trò quen thuộc của giới zân chủ, cờ vàng.
Thời gian qua, giới zân chủ này luốn xem đây là cơ hội ngàn vàng mà họ cần chớp lấy mỗi khi có cán bộ công an, cán bộ cấp cao Nhà nước vi phạm pháp luật cũng như bức xúc với một số vấn nạn xã hội nhằm bôi đen chế độ, thuận tiện cho việc đả phá gieo rắc tâm lý phản kháng, chống Đảng, Nhà nước – mục tiêu cuối cùng của những kẻ này. Hàng chục năm qua, những kẻ chống đối luôn rình rập mọi cơ hội nhằm thổi phồng mọi vấn nạn đất nước để đánh đồng bản chất chế độ không đúng với lý tưởng XHCN, từ đó phủ nhận đường lối chính trị và nền tảng tư tưởng cũng như phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản VN, rồi đòi phải áp dụng mô hình chính trị phương Tây vào – xem nó là “chìa khóa vạn năng” có thể hóa giải mọi vấn nạn xã hội, mọi vụ khiếu kiện, rằng sẽ không có thành phần “oan” trong xã hội. Tuy nhiên trong thời đại thông tin này những chiêu trò đó chỉ lòe mị bộ phận nhất định dân chúng không biết tiếng Anh và thiếu thông tin.
Tình trạng tham nhũng, khiếu kiện đất đai, bần cùng hóa, hoặc những hành xử không đúng mực của giới công chức…đã và đang là vấn nạn hầu hết mọi đất nước, nhất là nước phát triển, đang phát triển, không “miễn trừ” với bất cứ chế độ chính trị nào. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xuất phát từ chính sách quản lý đất nước luôn hướng tới “nhân trị”, hài hòa với “pháp trị” cùng nền tảng nhân bản của tư tưởng Hồ Chí Minh nên các vấn nạn trên đang trong phạm vi nhỏ lẻ, chưa tiềm ẩn xung đột xã hội kịch phát như các nước khác – đây cũng là mục tiêu và lý tưởng mà Đảng, Nhà nước đang phấn đấu, muốn đất nước vẫn “tích lũy được tư bản” nhưng không phải trải qua hoặc giảm thiểu tác động khốc liệt trong mặt trái của cơ chế thị trường kia. Thực tế đó chứng minh nỗ lực kích động lật đổ hơn 40 năm qua cùng nguồn tiền hàng triệu triệu USD đổ vào hậu thuẫn mà thành phần “đấu tranh dân chủ” Việt Nam ngày càng èo uột, xuống dốc thê thảm hơn.