Home Phản biện - Luận bàn Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

0

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

Cụ Nguyễn Văn Tố

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

Chính phủ VNDCCH năm 1946 (hàng đầu, từ trái sang phải): Cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ Huỳnh Thúc Kháng

Trên báo Người Lao động ngày 29-11-2019, ông PGS-TS Phạm Mai Hùng- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có phát biểu được báo đóng trang trọng trong một khung nền tím.

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

PGS-TS Phạm Mai Hùng- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Xin trích.
Hà Nội từng có bia tưởng niệm Alexandre de Rhodes

Ở chính vị trí tượng đài “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của Hà Nội hiện nay, trước kia là bia tưởng niệm ghi nhớ công ơn của Alexandre de Rhodes – một trong những người có công lớn mang lại chữ viết hiện nay cho người Việt Nam. Người khởi xướng và đứng ra dựng bia là nhân sĩ Nguyễn Văn Tố (1889-1947), làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1938, Nguyễn Văn Tố cùng một số trí thức lập ra Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ tạo nên một phong trào học chữ Quốc ngữ rộng khắp trong cả nước.”
(Hết trích lời ông PGS-TS Phạm Mai Hùng)

Rõ ràng là vì cá nhân ông PGS-TS Phạm Mai Hùng muốn tôn vinh ông Alexandre de Rhodes nên ông đã xuyên tạc bịa đặt về cụ Nguyễn Văn Tố và về Hội truyền bá chữ quốc ngữ do cụ Tố làm Hội trưởng.

Viết như ông PGS-TS Phạm Mai Hùng “Người khởi xướng và đứng ra dựng bia là nhân sĩ Nguyễn Văn Tố” là hết sức nguy hiểm bởi xưa nay, các thế lực phản động đã từng xuyên tạc như vậy để rồi ám chỉ rằng cụ Nguyễn Văn Tố cùng các nhân sĩ trí thức đã công nhận, đã vinh danh Alexandre de Rhodes, dựng bia tưởng niệm. Nhưng rồi, chỉ vì lý do chính trị, chính quyền Cộng sản đã “phá bỏ đi một công trình văn hóa” để thay bằng tượng đài “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”!

Nhưng SỰ THẬT LỊCH SỬ như thế nào, có đúng như lời ông PGS-TS Phạm Mai Hùng- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu hay không?

Chúng tôi đã từng có bài CỤ NGUYỄN VĂN TỐ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DỰNG NHÀ BIA ALEXANDRE DE RHODES. Hôm nay, để trao đổi với ông PGS-TS Phạm Mai Hùng- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, chúng tôi xin trở lại chủ đề này chi tiết hơn.

*******

1. TRƯỚC HẾT CẦN KHẲNG ĐỊNH “HỘI TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ” LÀ MỘT TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN.

Chúng tôi – thành viên Nhóm Google.tienlang chưa phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, đừng ai nghĩ rằng chúng tôi “nhận vơ” công lao cho Đảng Cộng sản. Chúng tôi chỉ quan tâm bảo vệ SỰ THẬT LỊCH SỬ. Và Sự thật thì “HỘI TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ” LÀ MỘT TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN- Điều này đã được khẳng định trong tư liệu chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, tr.583-585, NXB Chính trị Quốc gia, 2008 ghi rõ như sau.

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

“Từ cuối năm 1937, phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động lên cao, yêu cầu dạy và học chữ quốc ngữ ngày càng bức thiết. Xứ uỷ Bắc Kỳ chủ trương thành lập Hội truyền bá quốc ngữ để mở rộng phong trào học chữ quốc ngữ một cách công khai hợp pháp. Tháng 5-1938, các đồng chí Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp cùng với một số nhân sĩ và trí thức tiến bộ đứng ra thành lập Hội truyền bá quốc ngữ. Hội bầu ông Nguyễn Văn Tố, một trí thức tiến bộ và có uy tín làm Hội trưởng.

Thông tin trên đã được công khai trên internet ở Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt nam.

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

Xem bài Thành lập Hội truyền bá quốc ngữ ở link

http://dangcongsan.vn/cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-90-nam-lich-su-dang/thanh-lap-hoi-truyen-ba-quoc-ngu-535306.html

Trên báo Đại đoàn kết cũng có đoạn

“Năm 1938, hội Truyền bá Quốc ngữ được thành lập, trụ sở của Hội đặt ở 78 phố Bát Sứ Hà Nội. Trong Hồi ký, nhà sử học Trần Huy Liệu đã viết: “Theo quyết nghị của Đảng, để tiến tới một tổ chức chống nạn thất học, chúng tôi, một số đồng chí đã họp với một số nhân sĩ để bàn về việc này. Buổi họp ở tại nhà anh Phan Thanh, trong đó có các anh Phan Thanh, Đăng Thị Mai, Võ Nguyên Giáp và tôi cùng mấy nhân sĩ là Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Tố…

Hội nghị đi tới việc xin phép thành lập một hội, trước định là “Hội chống nạn thất học”, sau đổi là “Hội Truyền bá Quốc ngữ”. Vì vậy sau khi thảo luận chúng tôi đồng ý cho cụ Nguyễn Văn Tố, Hội trưởng Hội Trí Tri đứng ra đảm nhiệm việc này”. Ngày 25-5-1938 Hội Truyền bá Quốc ngữ chính thức làm lễ ra mắt nhân dân và được hàng nghìn người đến tham dự, hưởng ứng. Ngày 29/7/1938 Thống sứ Bắc kỳ buộc phải ký giấy chính thức công nhận sự hoạt động hợp pháp của Hội.”

Xem bài Kỷ niệm 130 năm ngày sinh cụ Nguyễn Văn Tố (1889-2019): Vị Trưởng ban Thường trực Quốc hội đầu tiên tại link

http://daidoanket.vn/chinh-tri/ky-niem-130-nam-ngay-sinh-cu-nguyen-van-to-1889-2019-vi-truong-ban-thuong-truc-quoc-hoi-dau-tien-tintuc438468

Theo Trung tâm lưu trữ Quốc gia I,  https://luutru.gov.vn/hoi-truyen-ba-chu-quoc-ngu-196-vtlt.htm, “Dù bề ngoài là một hội được thành lập một cách hợp pháp, nhưng thực chất, Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ có sự hậu thuẫn của Đảng Cộng sản Đông Dương. Mọi hoạt động của Hội đều bị Sở Mật thám Bắc Kỳ theo dõi sát sao. Chính quyền Pháp nghi ngờ đây là một hội của những người theo chủ nghĩa Xta-lin không có lợi đối với chính sách của Pháp thời kì đó. Do đó, hầu hết các thành viên của Hội đều nằm trong danh sách theo dõi của mật thám Pháp, đặc biệt là một số chí sĩ cách mạng, nhà yêu nước như Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) mang số T.4995.I, Đặng Thai Mai mang số T.4776.I, Chu Văn Tập mang số T7124.I, Võ Nguyên Giáp mang số T6740.I, Ngô Thúc Địch mang số T5220.I… Tuy vậy, Hội vẫn tổ chức rất nhiều hoạt động rầm rộ để tuyên truyền cho việc học chữ Quốc ngữ, đồng thời tuyên truyền tư tưởng cách mạng.

Trong 7 năm (1938-1945), dưới danh nghĩa là một hội văn hoá giáo dục nhưng thực chất đây là một tổ chức chính trị có sự tham gia của nhiều nhà chính trị, Hội đã đóng góp rất lớn cho Đảng và Cách mạng bằng việc tuyên truyền giáo dục, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh trong toàn thể quần chúng nhân dân lao động.”

2. CỤ NGUYỄN VĂN TỐ TUY KHÔNG PHẢI LÀ CỘNG SẢN NHƯNG LÀ NGƯỜI ĐỒNG TÌNH VỚI MỤC TIÊU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN LÀ ĐÁNH ĐUỔI THỰC DÂN PHÁP, GIÀNH ĐỘC LẬP CHO VIỆT NAM.

Khi nhận lời làm Hội trưởng Hội Truyền bá chữ quốc ngữ, cụ Nguyễn Văn Tố đã là một nhân sĩ nổi tiếng mà cả xã hội, kể cả các quan chức trong bộ máy cầm quyền của thực dân Pháp lúc bấy giờ ở Việt Nam đều phải kính trọng. Do vậy, cũng đừng ai nghĩ rằng cụ Nguyễn Văn Tố đã bị Cộng sản lợi dụng. Cụ Nguyễn Văn Tố thừa biết Trần Huy Liệu, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp… đều là những người cộng sản. Nhưng cụ Nguyễn Văn Tố nhận lời đề nghị của những người cộng sản, làm Hội trưởng Hội truyền bá chữ quốc ngữ là bởi cụ đồng tình, ủng hộ mục tiêu của Đảng Cộng sản là Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam.

Là một nhân sĩ, trí thức lớn, cụ Nguyễn Văn Tố không thể ngây thơ về chế độ thực dân Pháp. Chúng ta biết bọn thực dân vừa bạo tàn, vừa xảo quyệt. Đối với dân tộc ta, chúng không làm một việc gì do lòng tốt. Những việc có vẻ tốt của chúng đều là giả dối, hoặc bất đắc dĩ phải nhượng bộ. Hội Truyền bá chữ quốc ngữ ra đời chẳng hạn, là do tình hình chính trị bấy giờ ở bên Pháp và ở Việt Nam buộc chúng phải chấp nhận. Nhưng chấp nhận rồi, chúng vẫn chờ cơ hội lấy cớ xoá bỏ. Chưa xoá bỏ được chúng tìm cách kìm hãm hoặc lợi dụng.

Cụ Nguyễn Văn Tố từng tâm sự với ông Vũ Thế Khôi- một người hoạt động cùng thời trong Hội truyền bá chữ quốc ngữ như sau.

“Bọn Tây nó xỏ lá lắm. Đúng là Toàn quyền Decoux có thông tri thúc công sứ các tỉnh ủng hộ mình lập chi nhánh Hội truyền bá chữ quốc ngữ. Lấy lòng mà. Nhưng chắc ông cũng biết tỏng tim đen họ: xui ta bộc lộ lực lượng. Ta lợi dụng, “tương kế tựu kế”. Nhưng sơ hở thì có mà chết cả nút! “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, ông nhỉ”.

Nguồn

http://vanviet.info/tu-lieu/nguyen-van-to-vi-hoi-truong-cua-dn-tr/

Trong bài “Nhớ lại Hội truyền bá quốc ngữ nhân kỷ niệm 50 năm” của ông Hoàng Xuân Hãn đăng trên báo Đại đoàn kết tháng 9-10-1988 số 405-406, ông Hoàng Xuân Hãn viết-

…Nhân lúc ấy, ông Trần Văn Giáp, cũng nhân viên trường Bác Cổ, thấy tôi, liền ghé lại chào. Nghe câu chuyện giữa cụ Nguyễn Văn Tố với tôi, ông bảo riêng tôi rằng : «Tôi cũng muốn gặp ông để nói chuyện ấy. Đây là bởi một nhóm chú ý vào hành vi xã hội, đề xướng ra. Họ muốn lập những lớp bình dân dạy chữ quốc ngữ cho các em bé thất học và những người đứng tuổi mù chữ nhà nghèo. Họ muốn những người có danh nhưng “vô chính trị”, như cụ Tố và chúng ta, đứng ra xin phép, thì may chi tòa thống sứ và sở mật thám mới cho phép. Sau khi được thành lập, hội lại phải quyên tiền để mua bút giấy cho học trò. Tụi mật thám rất sợ điều này, vì chúng nghi mình dùng tiền làm chính trị. Ông Nguyễn Hữu Đang, một chân trong nhóm sáng lập, có trách nhiệm liên lạc với các trí thức thiện chí. Ông ấy nhờ tôi hỏi ông có nhận giúp không.»

Rồi tôi gặp các bạn giáo sư trường Bưởi như các anh Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Xiển, Nguyễn Mạnh Tường, cũng đã được chạm ướm…”

Xem link

https://www.diendan.org/tai-lieu/doan-ket/nho-lai-hoi-truyen-ba-quoc-ngu

3. ÔNG NGUYỄN HỮU ĐANG CÓ PHẢI LÀ MỘT TRONG SỐ CÁC VỊ LÃNH ĐẠO HỘI TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ?

Ở đây, chúng tôi không bàn đến chuyện ông Nguyễn Hữu Đang tham gia Nhóm Nhân văn giai phẩm, chỉ bàn đến ông Nguyễn Hữu Đang trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám.

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

Theo di bút tự viết của ông Nguyễn Hữu Đang thì,

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

“Nguyễn Hữu Đang 1938-45: Hoạt động tích cực trong phong trào chống nạn thất học, tham gia lãnh đạo Hội Truyền bá Quốc ngữ ở các vị trí ủy viên Ban trị sự trung ương (cùng Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai), huấn luyện viên Trung ương, trưởng ban dạy học, trưởng ban cổ động, phó trưởng ban liên lạc các chi nhánh các tỉnh.”

Nguồn

https://www.diendan.org/viet-nam/nguyen-huu-111ang-1913-2007/

Theo ông Nguyễn Hữu Đang tự kể thì

“Về mặt chính trị, tôi đi theo cách mạng không phải vì tin vào chủ nghĩa cộng sản. Trên thực tế, khi tham gia các hoạt động cách mạng bí mật, tôi hoàn toàn mù tịt về chủ nghĩa cộng sản. Tôi không biết gì về chủ nghĩa Marx, nhưng tôi tham gia các tổ chức bí mật của cộng sản. Năm 16 tuổi tôi rải mọi thứ truyền đơn cộng sản, tôi lưu hành mọi thứ báo chí cộng sản bí mật. Ngày 1/5 và ngày lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười, tôi trèo lên cây, lên cột nhà đang xây để treo cờ đỏ búa liềm một cách dũng cảm, không sợ chết chóc, không sợ tù đầy. Nhưng tôi hoàn toàn mù tịt về chủ nghĩa cộng sản. Tôi tham gia cách mạng, tức là tham gia phong trào cộng sản chỉ là do tinh thần chống Pháp, lòng căm thù chủ nghĩa thực dân. 16 tuổi, mọi tổ chức chính trị tuyên bố đấu tranh chống thực dân Pháp tôi đều gia nhập, tôi sẽ gia nhập bất kỳ tổ chức nào – Đảng Cộng sản, Đảng X, Đảng Y, v.v…, bất kỳ đảng nào miễn nó là kẻ thù của của chủ nghĩa thực dân.”

Nguồn

http://www.talawas.org/?p=23371

Cũng trên Talawas, tại bài này, Nguyễn Hữu đang cho biết thêm,

“Tôi đã làm việc với Trường Chinh từ năm 1936, thời kỳ Mặt trận Bình dân. Tôi tham gia ban biên tập thường trực của tờ báo của Đảng với Trường Chinh và Trần Huy Liệu. Chúng tôi đã là bộ ba biên tập thường trực của tờ báo Đảng. Bộ ba Ban Biên tập thường trực tuần báo Thời nay, cơ quan của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 gồm:

Trần Huy Liệu, nhà cách mạng kỳ cựu, thoạt tiên là thành viên ban lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học, chuyển qua theo chủ nghĩa cộng sản trong ngục Côn Đảo và vẫn là người cộng sản có ảnh hưởng bên cạnh Ban Chấp hành Trung ương cho đến khi qua đời.

Trường Chinh: Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Nguyễn  Hữu Đang: Cộng sản (trước khi chính thức gia nhập Đảng)

Tôi bắt đầu nghề báo từ năm 1937, vào thời kỳ phong trào Mặt trận Bình dân.”

Như vậy, giai đoạn Nguyễn Hữu Đang tham gia lãnh đạo Hội truyền bá chữ quốc ngữ (1938) thì ông đã là người cộng sản trước khi chính thức gia nhập Đảng- (ông chính thức vào Đảng năm 1947).

4. NGUYỄN HỮU ĐANG VIẾT VỀ HỘI TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ VÀ NGƯỜI HỘI TRƯỞNG NGUYỄN VĂN TỐ.

Như các phân tích trên, ông Nguyễn Hữu Đang là một trong những vị lãnh đạo Hội truyền bá chữ quốc ngữ do cụ Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng. Ông Nguyễn Hữu Đang là người trong cuộc nên lời kể của ông về Hội, về cụ Hội trưởng Nguyễn Văn Tố là chính xác nhất. Và dưới đây là phần ông Nguyễn Hữu Đang viết về Hội truyền bá chữ quốc ngữ và người Hội trưởng Nguyễn Văn Tố.

“Ngay khi Hội Truyền bá chữ quốc ngữ (TBQN) sắp ra đời, toàn thể những người sáng lập Hội (trong đó có những người không đứng tên xin phép như các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu) đều nhất trí quyết định cử ông đứng đầu Ban trị sự lâm thời. Quả là “chọn mặt gửi vàng” đúng chỗ. Để đảm đương nhiệm vụ khó khăn, nặng nề ấy, ông là người xứng đáng. Có sáu điều làm cơ sở cho việc lựa chọn:

– Một là ông có uy tín đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là các giới trí thức, thanh niên. Ở các tỉnh nhỏ người ta cũng hâm mộ tiếng ông. Trong bước đầu, Hội chưa có thành tích, chưa gây được ảnh hưởng thì uy tín cá nhân của ông – do học vấn, đạo đức, phong cách – có một tầm quan trọng đặc biệt.

– Hai là ông chưa từng bị nhà cầm quyền nghi ngờ vê chính trị. Các quan chức cao cấp của chính quyền thực dân chẳng những yên tâm về thái độ không chống đối của ông, mà còn kiêng nể cái uy tín của ông trong quần chúng.

– Ba là ông có bản lĩnh khảng khái, trung thành, giữ vững lập trường chính nghĩa, không sợ đế quốc đe doạ, không chịu để chúng lợi dụng.

– Bốn là ông vốn có nhiệt tình đối với công cuộc giáo dục nâng cao dân trí đã thể hiện một phần trong việc xây dựng và duy trì Hội Trí tri từ nhiều năm.

– Năm là ông thường tỏ ra tin cách mạng tuy nhân sinh quan của ông là ôn hoà, tiệm tiến, ít ra ông cũng tin ở thiện chí và cách làm hợp tình, hợp lí của Mặt trận dân chủ Đông dương trong vấn đề chống nạn thất học. Ông sẵn sàng cộng tác với những người theo cách mạng, không lo mâu thuẫn, không sợ liên quan.

– Sáu là chẳng những ông giữ được bản thân liêm khiết, mà còn cương quyết bảo vệ liêm khiết trong mọi việc công ích mà ông tham gia. Với sự quản lí tài chính của ông, không thể xảy ra tham ô, lợi dụng như thường thấy ở hội nọ, hội kia.

Ban Trị sự lâm thời biết rõ uy tín, học vấn, đạo đức, tác phong của ông. Duy có một điều Ban không ngờ tới: ông là người khôn khéo trong sự đối phó với những tình huống khó xử. Sau này, qua thực tế thử thách, người ta mới thấy tất cả cái lịch duyệt, chín chắn, cái linh lợi tế nhị của một trí tuệ thật sự thông minh cả trong công việc chứ không chỉ trong học tập, nghiên cứu mà thôi.

Hội TBQN là một con thuyền đi trên dòng sông lớn, trong hành trình không phải lên thác xuống gềnh, cũng không gặp những cơn bão táp. Nhưng nói là luôn luôn thuận buồm xuôi gió thì xa sự thật. Đảng cộng sản Đông dương đã đóng con thuyền, đã chỉ rõ đường đi, đã vạch ra phương hướng, đã đem đến những thuỷ thủ chủ chốt để giúp thuyền trưởng trang bị và điều hành nó. Còn việc cầm trịch hằng ngày, Đảng đặt vào tay thuyền trưởng: lựa chiều luồng nước, tránh vực xoáy, đá ngầm, bẻ lái, giương buồm, chèo chống, đoàn kết và động viên thuỷ thủ… Bấy nhiêu công việc cần đến một tinh thần trách nhiệm cao, một năng lực quán xuyến.

Bảy năm liền, thuyền trưởng Nguyễn Văn Tố, về căn bản, đã làm tròn nhiệm vụ. Làm tròn được là nhờ có các ban chuyên môn đắc lực. Đi sâu vào guồng máy và sự phân công thực tế trong Hội, người ta thấy việc đặt những kế hoạch cụ thể và tìm ra những biện pháp thực hiện, Hội trưởng không trực tiếp nghiên cứu và chủ động đề ra mà chỉ tiếp nhận và thông qua; năm đầu có xem xét, góp ý kiến, đề nghị sửa đổi rồi mới duyệt; những năm sau, gần như vì tin cậy, nên cho được toàn quyền. Vai trò của ông chủ yếu ở mặt duy trì, bảo vệ. Không duy trì, bảo vệ được tổ chức Hội, lòng tin đối với Hội, và đội ngũ chủ lực của Hội, thì lấy gì để phát triển phong trào? Trước hết, tác dụng bảo vệ của ông thể hiện ra trong việc hạn chế, uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái, tuy nhỏ nhưng không thể bỏ qua, của những anh em trẻ tuổi quá hăng thành ra quá tả, thiếu kinh nghiệm đối nhân xử thế nên dễ làm mất lòng, hỏng việc. Buổi đầu, những dấu hiệu lệch lạc, vụng về trong các ban chuyên môn không ít, và nếu không có cái đối trọng Nguyễn Văn Tố giữ thăng bằng, thì những chuyện đáng tiếc đã có thể xảy ra. Nhưng quan trọng hơn vẫn là vai trò đối ngoại của ông nhằm giành thuận lợi, đẩy lùi các cuộc tấn công, vô hiệu hoá âm mưu lợi dụng.

Chúng ta biết bọn thực dân vừa bạo tàn, vừa xảo quyệt. Đối với dân tộc ta, chúng không làm một việc gì do lòng tốt. Những việc có vẻ tốt của chúng đều là giả dối, hoặc bất đắc dĩ phải nhượng bộ. Hội TBQN ra đời chẳng hạn, là do lình hình chính trị bấy giờ ở bên Pháp và ở Việt Nam buộc chúng phải chấp nhận. Nhưng chấp nhận rồi, chúng vẫn chờ cơ hội lấy cớ xoá bỏ. Chưa xoá bỏ được chúng tìm cách kìm hãm hoặc lợi dụng.

Đòn tấn công đầu tiên của chúng nổ ra cuối năm 1938 vào dịp anh Kim (sau này là thượng tướng Lê Quang Hoà) bị bắt – anh là một chiến sĩ cách mạng bí mật, công khai anh là thư kí phụ trách phòng thường trực của Hội. Chánh Mật thám Bắc kì liền mời ông Hội trưởng ra Sở liêm phóng chất vấn: “Hội hứa với quan Thống sứ là giữ đúng tôn chỉ mà lại để cho nhân viên của mình làm cộng sản, hoạt động chính trị chống Nhà nước bảo hộ thì ông nghĩ sao?”.

Ông bình tĩnh trả lời :

– Nếu người ta hoạt động chính trị, không kể là chính trị màu sắc nào, bằng nội dung bài dạy hoặc nói tuyên truyền, rải truyền đơn, dán biểu ngữ, treo cờ, v.v… ngay trong lớp, trong trường, trong nơi hội họp, nghĩa là trong vòng kiểm soát của chúng tôi thì Hội chúng tôi xin chịu trách nhiệm. Còn không thì đặt vấn đề liên quan với Hội chúng tôi là vô lí.

– Đúng là họ phạm pháp ở ngoài Hội nhưng giá như Hội dùng người mà có điều tra, theo dõi thì cũng biết để không nhận hoặc loại bỏ chứ?

– Đối với một hội mở rộng cho hàng triệu người tham gia, việc đó rất khó mà lại không cần thiết. Tốt hay xấu, họ đều phải phục tùng điều lệ, nội quy, kỉ luật của Hội. Thế là đủ. Vả lại nếu Hội điều tra theo dõi về chính trị cả ở ngoài xã hội thì Hội tự biến mình thành một Sở liêm phóng thứ hai và sẽ cạnh tranh với các ông.

Câu nói sau cùng của ông làm nổi bật một tình thế ngộ nghĩnh, kì quặc khiến cả chánh mật thám và ông đều bật cười. Nó cười để xí xoá sự thất bại. Ông cười để mỉa mai sự ngu dốt và thô bạo của nó.

Sau vụ anh Kim, không may còn xảy ra ba vụ bắt ba anh nữa, nghe đâu có chân trong các ban chuyên môn, đều hoạt động cách mạng bí mật. Chánh mật thám Bắc kì lại mời ông đến, báo tin vắn tắt vài câu rồi nói hơi xẵng: “Hôm nay ông không cần nhắc lại những lí do miễn trách nhiệm chính trị cho Hội về hành động tội lỗi ở ngoài Hội của mấy tên phá rối trị an có chân trong Hội. Nhưng với tất cả lương tâm nhà nghề của tôi, với tất cả ý thức về chức vụ của tôi và với sự nhân nhượng tối đa đối với Hội, tôi buộc lòng phải tuyên bố: nhất định Hội phải chịu trách nhiệm tinh thần về tình trạng quá đáng này”. Ông chậm rãi trả lời: “Thưa ông Giám đốc, đặt vấn đề trách nhiệm tinh thần với một tổ chức, cơ quan hay đoàn thể có nhân viên phạm pháp ngoài xã hội tức là có ý chê trách, thậm chí khiển trách họ đã không biết đào tạo giáo dục nhân viên của mình để đến nỗi làm hại xã hội. Tôi không tranh luận có nên làm như thế hay không. Tôi chỉ biết các ông đã bắt và đưa ra toà án truy tố bao nhiêu là công chức về tội phạm pháp thật sự và rõ ràng, cả về hình sự lẫn chính trị. Thế mà chưa thấy lần nào các ông khiển trách hay chê trách Phủ toàn quyền hay Phủ thống sứ. Nay các ông lại muốn khiển trách hay chê trách Hội chúng tôi về mấy người mới chỉ bị nghi là phạm pháp ở ngoài xã hội. Như thế sao gọi là công bằng được?”

Tên chánh mật thám ngượng ngùng đến đỏ mặt, đành chịu thua chuyến nữa, nhưng cũng cố vớt vát sĩ diện bằng cách giả nhân, giả nghĩa. Nó làm bộ thân mật, vỗ vai ông, nói dã nhạt:

– Bố già ơi, bố già khỏi phải tị nạnh. Chúng tôi không có ác ý làm phiền gì Hội, dù chỉ là chê trách. Chúng tôi chỉ muốn Hội chú ý, tránh được càng hay. Có thế thôi, bố già cứ yên tâm.

Có lần, chính quyền thực dân, với âm mưu lôi kéo Hội về phía mình, ngỏ ý muốn trợ cấp cho Hội. Ông khước từ khéo: “Từ trước tới nay, chúng tôi vẫn nói với đồng bào chúng tôi là vì Nhà nước bảo hộ đã phải gánh chịu nặng về giáo dục mà không xuể, dân cần góp của, góp công vào Hội để Hội mở thêm lớp dạy những người mù chữ. Nếu bây giờ chúng tôi nhận trợ cấp thì đồng bào chúng tôi không giúp đỡ nữa, ỷ lại, cho rằng đã có Nhà nước. Đồng thời những người giúp việc Hội, trước hết là các giáo viên, sẽ nghĩ rằng Hội đã được công quỹ bảo đảm chi tiêu thì phải trả lương cho họ. Chừng ấy trợ cấp bao nhiêu cũng không đủ. Hai điều đó sẽ làm cho Hội tê liệt”.

Phức tạp và khó xử hơn nữa là việc Hội được mời dự lễ khánh thành tượng đài A-léc-xăng đờ Rô-đơ (Alexandre de Rhodes).

Trước Cách mạng tháng Tám, ở sau đền Bà Triệu, xế cửa đền Ngọc Sơn, vẫn có một khoảng đất rộng độ ba trăm mét vuông, đứng giữa là tượng đài A-léc-xăng đờ Rô-đơ, một giáo sĩ Pháp sang truyền đạo ở nước ta vào những năm 1624-1645, được một dư luận mơ hồ coi là người đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Dư luận ấy càng hay được nhắc lại trong giáo hội và giáo dân như một niềm tự hào song song với niềm tự hào Giáo hoàng Grê-goa-rơ đã đặt ra dương lịch. Lợi dụng cái nhầm lẫn của những người không hiểu biết về một sự kiện lịch sử, thực dân Pháp dựng đài kỷ niệm ông ta với dụng ý gây uy tín cho chủ nghĩa đế quốc Pháp, chứng minh cụ thể “công ơn nước Đại Pháp” đã “khai hoá dân tộc Việt Nam lạc hậu”. Dĩ nhiên, trong lễ khánh thành tượng đài phải có kẻ tung, người hứng. Kẻ tung có nhiệt tình đã được chọn là giám mục địa phận Hà Nội. Kẻ hứng có thẩm quyền nhất phải là ông Nguyễn Văn Tố, nhà cổ học nổi tiếng, Hội trưởng Hội TBQN đang được cả nước hoan nghênh. Bởi vậy, ban tổ chức mời Hội dự lễ khánh thành với yêu cầu nội dung gồm hai tiết mục:

1. Ông Nguyễn Văn Tố đọc một bài phát biểu chứng nhận giá trị khoa học và ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp A-léc-xăng đờ Rô-đơ, cả hai mặt đều đã được thổi phồng trong bài diễn văn đọc trước.

2. Học viên của Hội ở thủ đô, tiêu biểu cho phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, sẽ đến đông đủ, hoan hô và diễu hành.

Hội không có lý do gì chính đáng để từ chối. Ban trị sự và anh, chị, em trong các ban chuyên môn đều lo ngại Hội sẽ bị lợi dụng trắng trợn. Riêng ông Hội trưởng cứ ung dung đề nghị nhận lời sau khi đã trấn an mọi người bằng một câu nói vui: “Các ngài cứ yên tâm, Hội trưởng ra ngoài không đến nỗi kém cỏi, khờ dại lắm, sẽ biết múa võ không hở sườn. Xin hứa giữ toàn vẹn cả danh dự Hội lẫn danh dự cá nhân”.

Giữ ra sao? ông dặn Ban dạy học chỉ dẫn đến độ năm, sáu chục học viên nhỏ tuổi, đứng im lặng, hễ ông đọc xong bài phát biểu là tự động giải tán ra về. Một giáo viên sẽ đến phân trần với ban tổ chức là học viên người lớn của Hội ban ngày bận đi làm, chỉ có một số ít học viên nhỏ này rỗi phần nào là đi dự được. Họ đứng lâu sốt ruột lại thiếu ý thức trật tự, khuôn phép nên tự động bỏ về, chúng tôi bực mình nhưng cũng đỡ lo vì nếu họ diễu hành, đi gần tượng đài và các quan khách mà có cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lễ độ, tôn kính thì tai hại.

Còn bài phát biểu của ông, bằng dẫn chứng cụ thể và biện luận chặt chẽ, chính các giáo sĩ Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha không để lại lên tuổi, đến xứ này trước A-léc-xăng đờ Rô-đơ, mới là những người đầu tiên dùng chữ cái la-tinh phiên âm tiếng Việt, sáng tạo hệ thống gần hoàn chỉnh chữ quốc ngữ hiện ta đang dùng. Sau đó, A-léc-xăng đờ Rô-đơ mới góp phần mình bằng những cố gắng qui tắc hoá và đem phổ biến hạn chế trong việc dịch kinh bổn và biên soạn tài liệu cho giáo hội. Ông ta đáng khen ở chỗ thừa kế các bậc tiền bối mà có bổ sung trong chi tiết. Những người nghe ông nói hoặc đọc bài phát biểu đăng trên một tờ báo Pháp ra ngày hôm sau đều thấy rõ ông đã vạch trần âm mưu xuyên tạc lịch sử để tuyên truyền lừa bịp của bọn thực dân.”

(Bài này nguyên có hai phần, đã được đăng trong tập kỷ yếu do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội truyền bá quốc ngữ (1938-1988), dưới hai bút danh Phạm Đình Thái (phần 1) và Dương Quang Hiệt (phần 2.)

Lời ông NGUYỄN HỮU ĐANG VIẾT VỀ HỘI TRUYỀN BÁ CHỮ QUỐC NGỮ VÀ NGƯỜI HỘI TRƯỞNG NGUYỄN VĂN TỐ, Google.tienlang căn cứ vào nhiều nguồn.

Nguồn 1Lại Gạ Dựng Tượng Ông Đắc Lộ- Sách Hiếm, 11-Jun-2014

https://sachhiem.net/print.php?id=6020

Nguồn 2ĐỪNG NHÂN DANH VĂN HÓA LỪA THIÊN HẠ-

Báo Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh số 547, 25/05/2019

http://tuanbaovannghetphcm.vn/dung-nhan-danh-van-hoa-lua-thien-ha-so-547/

Nguồn 3Hội trưởng Nguyễn Văn Tố– Đông Tác, Thứ Ba 27, Tháng Hai 2007

http://dongtac.hncity.org/spip.php?article204
Nguồn 4Người Thuyền TrưởngNguyễn Hữu Đang

Diễn đàn số 78, tháng 10, 1998.

https://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-078/nguoi-thuyen-truong

*****

KẾT LUẬN

Kết luận 1CỤ NGUYỄN VĂN TỐ KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI DỰNG NHÀ BIA ALEXANDRE DE RHODES, như ông PGS-TS Phạm Mai Hùng- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phán bảo trên báo Người Lao động.

Kết luận 2- Sự thật lịch sử là.

Tháng 5-1941, tại Hà Nội, chính quyền thực dân và cố đạo Tây là Tổng Giám mục địa phận Hà Nội, ông François Chaize mới là người đứng ra tổ chức xây dựng.

Lễ khánh thành nhà bia, 29- 5-1941, cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ quốc ngữ chỉ là người bất đắc dĩ phải có mặt mà thôi.

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

Nhà bia do kiến trúc sư Tây Joseph Lagisquet thiết kế, được dựng ngay tại vị trí đền Bà Kiệu bên Hồ Gươm tại ví trí Tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ngày nay.

Vì Alexander Rhodes mà PGS-TS Phạm Mai Hùng xuyên tạc về cụ Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá chữ Quốc ngữ

Kết luận 3 – Ông PGS-TS Phạm Mai Hùng là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nên hẳn không đến nỗi ngây thơ, không biết những SỰ THẬT LỊCH SỬ nêu trên.

Lê Hương Lan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here