Với tư cách là Đại biểu Quốc hội, từng có 20 năm giảng dạy tại Đại học Luật, tiến sĩ Luật kinh tế tại sao Đại biểu Nhưỡng không ra trước Quốc hội chất vấn Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu chuyện “buôn người” hay “đưa người khác ra nước ngoài trái phép” mà lại đi “comment dạo” trên fb 01 đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước ?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đưa ra lý luận: “bản chất là buôn người” không biết Đại biểu dựa trên cơ sở lý luận, quy định pháp luật nào ?
Còn theo Khái niệm “buôn bán người” được quy định tại Điều 3 Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia thì hành vi “Buôn Bán Người” phải hội đủ các điều kiện sau:
1. SỬ DỤNG HAY ĐE DỌA sử dụng vũ lực.
2. Bằng hình thứ ÉP BUỘC, BẮT CÓC, GIAN LẬN, LỪA GẠT.
3. Lợi dụng QUYỀN LỰC, VỊ THẾ để đạt được sự đồng ý của người đang kiểm soát những người khác (giám hộ, cha mẹ, họ hàng, đối tượng bắt cóc, lừa gạt…).
Theo quy định của Công ước quốc tế, thì “Sự ‘đồng ý’ của một nạn nhân của việc buôn bán người đối với sự bóc lột có chủ ý được nêu trong khoản (a) là không thích đáng nếu bất kỳ cách thức nào được nêu trong khoản (a) đã được sử dụng”.
Cụ thể, Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột MẠI DÂM những người khác hay hình thức bóc lột TÌNH DỤC KHÁC, các hình thức lao động hay phục vụ CƯỠNG BỨC NÔ LỆ hay những hình thức TƯƠNG TỰ NHƯ NÔ LỆ, KHỔ SAI hoặc lấy các bộ phận cơ thể.
Không biết, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng có “kênh” liên lạc riêng nào với Cảnh sát Anh quốc không mà biết được 39 nạn nhân kia đã bị “bóc lột” trước khi nhập cư bất hợp pháp vào Anh để hùng hồn tuyên bố đây là 01 vụ án có bản chất “buôn người” ?!
Là một Đại biểu, chuyên gia, tiến sĩ Luật… đã trên 03 lần ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra những phát biểu thể hiện sự hiểu biết “sâu, rộng” nhất là về Luật, nhưng lại chả thấy phát biểu nào đúng cả!
Cùng là Đại biểu Quốc hội, tuy nhiên tôi chưa từng thấy Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu lên mạng xã hội đi “comment dạo” như Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.
***
Ngoài ra, 03 cái dấu hiệu mà tay Phạm Lê Vương Các nêu là thông tin ở đâu vậy ? (Họ đã bị tước đoạt quyền con người nào? Lạm dụng ra sao? Họ bị giam cầm, cưỡng bức lao động ở Anh?! Họ bị cưỡng bức thực hiện các hoạt động bất hợp pháp tại Anh?!).
+ Nếu những người này “bị tước đoạt quyền con người” thì sao lại có người vẫn có thể nhắn tin về cho cha mẹ trước khi chết ?
+ Nếu bị giam cầm, cưỡng bức lao động ở Anh thì tại sao nhiều “người rơm” từng qua Anh chuyên “cần” khi bị Cảnh sát Anh băt giữ lại không khai báo vấn đề này, và cũng chả có báo cáo nào của Cảnh sát Anh ghi nhận 02 hành vi này. Thậm chí những câu chuyện của “người rơm” Việt tại Anh vẫn kể rõ họ sau mấy năm ở Anh về quê xây nhà, mua ô-tô rồi lại sang Anh để chuyên “cần” tiếp thì “giam cầm, cưỡng bức lao động” chỗ nào thế ?!
+ Lạm dụng ? nữ nạn nhân trước khi chết còn nhắn tin về cho gia đình, tức “khôn phone” luôn được cầm trong tay, vậy tại sao không có bất kỳ thông báo nào của “nữ nạn nhân” này cho gia đình biết… Có bọn ngu nào “lạm dụng” mà còn để nạn nhân nhởn nhơ với cái “khôn phone” không ?!
+ Cưỡng bức thực hiện các hoạt động bất hợp pháp tại Anh ? 39 nạn nhân biết rõ họ sang Anh để làm gì, họ chi ra gần 1 tỏi để sang đó được làm việc đó… vậy cưỡng bức nào ở đây ? Với lại 39 nạn nhân này biết rõ việc làm của họ là bất hợp pháp tại Anh, và họ vẫn chấp nhận đi thì cưỡng bức chỗ nào nhỉ ?!
Và, Phạm Lê Vương Các cũng trích sai, giải thích sai Điều 3 Nghị định thư 2000, nó nói về những “consent” (sự đồng ý) chứ không phải là “free, prior and informed consent” (tự chủ, ưu tiên và sự đồng thuận). Tức ở đây, việc “buôn bán người” được cấu thành cho dù nạn nhân có “đồng ý” (consent) vì nguyên nhân gì, nhưng trong trường hợp các nạn nhân mà bản thân họ tự nguyện “đưa ra yêu cầu vượt biên, chấp nhận rủi ro và đồng thuận hợp tác thực hiện hành vi bất hợp pháp” (“free, prior and informed consent”) thì hành vi “buôn bán người” không được cấu thành.
Theo FB Dong Rang Nguyen