Ngày 02/07/2019, tổ chức VOICE thông báo rằng họ sẽ “gia hạn” đợt “tuyển sinh học bổng xã hội dân sự” thêm nửa tháng, đến ngày 15/07/2019. Từ đó đến nay, họ đã tiến hành một đợt truyền thông rầm rộ để quảng bá cho học bổng. Cụ thể, VOICE đã đăng trên các kênh truyền thông của mình một clip Livestream quay buổi giao lưu với Trịnh Hội, Nguyễn Vi Yên và Đinh Thảo, hai bài chia sẻ của các giảng viên Nguyễn Văn Khanh và Nguyễn Gia Dương, một clip quay buổi gặp giữa VOICE với Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Philippines Chito Gascon, và một bài chia sẻ của học viên VOICE về “chuyến đi thực địa” của họ. Ngoài ra, VOA có một cuộc phỏng vấn với một loạt các gương mặt của VOICE, bao gồm Giám đốc Điều hành Trịnh Hội, người phụ trách truyền thông là Nguyễn Trí, người phụ trách đào tạo là Nguyễn Quân, và 3 học viên Nguyễn Vi Yên, Trần Hoàng, Bạch Hông Quyền.
Trịnh Hội và đồng đảng VOICE
Trong các bài viết và clip vừa nêu, họ quảng cáo cho “học bổng xã hội dân sự” của VOICE bằng cách đưa ra 4 thông điệp:
Thứ nhất, khóa học của VOICE cung cấp các “kiến thức nền tảng để có thể tham gia vào hoạt động xã hội”, mà giới trẻ không thể tìm thấy ở Việt Nam.
Thứ hai, khóa học đem lại “nhiều cơ hội tốt để tiếp xúc với các tổ chức quốc tế”, để được “đi đây đi đó, phát triển, trưởng thành”. Thông điệp này được minh họa bằng clip giao lưu với Chito Gascon và bài viết về “chuyến đi thực địa” trong khóa học.
Thứ ba, VOICE là một môi trường học tập, làm việc rất dân chủ, nhân ái, nơi mọi người luôn tôn trọng và yêu thương nhau.
Thứ tư, “VOICE đang ngày càng làm tốt công việc bảo vệ an toàn cho học viên”. Để minh họa, Bạch Hồng Quyền nói về việc được VOICE giúp sang Canada tị nạn.
Ngoài ra, họ cũng công kích rằng Nhà nước Việt Nam đang “dán nhãn chống phá” cho VOICE, trong khi VOICE “chỉ hoạt động xã hội dân sự”.
Tóm lại, chỉ trong 2 tuần qua, đã có 9 thầy trò của tổ chức VOICE đồng thanh khen VOICE hay, VOICE đẹp. Dù vậy, qua việc VOICE lùi thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển cho khóa huấn luyện của mình, có thể đoán rằng họ đang ế ẩm, chưa tuyển đủ số suất học cần thiết. Kể cũng tội nghiệp VOICE, giá họ “hữu xạ tự nhiên hương” thì đã không phải kéo cả thầy lẫn trò ra quảng cáo khóa học.
Dù sao đi nữa, chúng tôi nghĩ độc giả nên thận trọng với các tiết mục quảng cáo của VOICE.
Thứ nhất, không có chuyện khóa học của VOICE cung cấp những “kiến thức nền tảng” “để hoạt động xã hội” mà giới trẻ không thể tìm thấy ở Việt Nam. Hiện nay, bất cứ thanh niên Việt Nam nào muốn có kiến thức để hoạt động xã hội đều có thể học tập thông qua ít nhất 4 hệ thống – là Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, các trường Đại học trong nước có chuyên ngành liên quan, “Khóa học Mùa thu về Phát triển” của iSEE, và nhiều khóa học, chương trình giảng dạy được cung cấp bởi các sứ quán. Kiến thức chính trị và lịch sử “đa chiều” cũng hiện diện rộng khắp trong thư viện của các trường Đại học với các tác phẩm của các học giả uy tín quốc tế, khối lượng lớn hơn rất nhiều số kiến thức mà đám “học sổi” như VOICE đang giảng dạy.
Thứ hai, để biết bản chất của nền dân chủ VOICE, mời bạn xem một đoạn đối đáp giữa Doan Khue và Nguyễn Vi Yên, kết thúc bằng việc Yên từ chối bình luận liên quan đến bản chất thực sự của VOICE (ảnh 2).
Thứ ba, để chứng minh chất lượng của khóa học, VOICE nên thống kê xem có bao nhiêu phần trăm học viên tiếp tục “hoạt động xã hội” sau khi về nước, và bao nhiêu phần trăm không có hoạt động gì. Để chứng minh khả năng “bảo vệ học viên”, VOICE nên thống kê tỉ lệ học viên được mời lên đồn sau khi về nước, và tỉ lệ học viên khai tuốt. Chúng tôi tin họ sẽ không công bố hai con số này, vì nó không có lợi cho VOICE.
Vậy vì sao các học viên của VOICE thường xuyên bị mời lên đồn? Nếu VOICE chỉ đào tạo ra các “tổ chức xã hội dân sự độc lập” – tức những tổ chức do người dân tự thành lập, tự chi tiền, để tự giải quyết những vấn đề của người dân, theo cách không vi phạm pháp luật Việt Nam – thì công an không có lý do để gây khó dễ cho họ. Nhưng thay vào đó, các tổ chức do VOICE lập ra không độc lập, vì chúng vận hành bằng tiền tài trợ của những lực lượng nước ngoài muốn thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Chẳng hạn, PIN và NED – hai nhà tài trợ quen thuộc của mạng lưới VOICE – cũng là người chi tiền cho các cuộc “cách mạng đường phố” để lật đổ chế độ ở nhiều nước trên thế giới. VOICE cũng không tuân thủ pháp luật: Phạm Đoan Trang, một mắt xích quan trọng của VOICE ở trong nước, đã công khai chửi những hội nhóm tuân thủ pháp luật là “phò chính thống”, “hèn”, “ngõ cụt”. Ý định lật đổ, động cơ phá hoại và sự cực đoan của Trang cũng đã thể hiện quá rõ. (ảnh 3,4)
Những biểu hiện trên cho thấy hoạt động của VOICE không phù hợp với pháp luật Việt Nam, vì vậy công an có lý do để ngăn chặn tổ chức này. VOICE nói riêng, và giới “dân chửi” nói chung, không nên tiếp tục đánh đồng “xã hội dân sự” của người dân với những hội nhóm đánh thuê cho ngoại quốc.
Nguồn: Fanpage Phản bác các QĐ sai trái, thù địch.