Sunday, May 19, 2024

Pháp luật quốc tế đã giới hạn của quyền tự do ngôn luận như thế nào

Lâu nay, giới zân chủ và truyền thông phương Tây thường xuyên áp đặt tư duy rằng, quyền tự do ngôn luận là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là không bị quản lý bởi bất cứ chính phủ, thể chế quốc tế hay không gian địa lý nào, rồi từ đó áp đặt lối tuyên truyền mặc định rằng, chỉ có thể chế “đa đảng”, “đa nguyên”, “dân chủ phương Tây” mới đảm bảo “quyền tự do ngôn luận” theo tiêu chí trên, còn các thể chế chính trị còn lại như “phong kiến”, “cộng sản”, “xã hội chủ nghĩa”, “độc đảng”…đều đàn áp “quyền tự do ngôn luận”, đều “bịt miệng dân”, cần phải lật đổ, loại bỏ để thúc đẩy xã hội phát triển, tối ưu hóa quyền tự do, dân chủ với vẽ ra mô hình thiên đường xã hội tương lai tươi đẹp

Pháp luật quốc tế đã giới hạn của quyền tự do ngôn luận như thế nào

Sự mặc định, tư duy đóng khung kể trên ăn sâu đến nỗi, các ông bà zân chủ dù được học hành tử tế, dù được rất nhiều các tổ chức nhân quyền nước ngoài, hay NGO về nhân quyền đào tạo, huấn luyện dài/ngắn hạn về kỹ năng truyền thông, kỹ năng đấu tranh dân chủ đều nhanh chóng trở thành những kẻ “tư duy một chiều” về quyền tự do ngôn luận này. Thê thảm đến mức blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh khi ra tòa biện mình cho “quyền tự do ngôn luận” của mình chỉ là đang thực hiện quyền chính đáng được pháp luật quốc tế và hiến pháp bảo vệ và cô ả hùng hồn trích dẫn các điều khoản trong Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, nhưng chỉ đọc phần đầu, quên/bỏ sót luôn câu kết “mọi quyền này đều tuân thủ pháp luật nước sở tại hay bị giới hạn bởi lợi ích đất nước, an ninh quốc gia, đạo đức, tín ngưỡng từng nước” nên được chủ tọa phiên tọa “bổ sung” giúp cho Quỳnh khiến cô ả cứng lưỡi

Pháp luật quốc tế đã giới hạn của quyền tự do ngôn luận như thế nào

Câu danh ngôn cửa miệng của các ông bà tự nhận “đấu tranh dân chủ” Việt Nam

Thủ lĩnh/thầy giáo huấn luyện truyền thông cho giới zân chủ là Phạm Thị Đoan Trang bởi cô này từng là nhà báo chính thống chuyển nghề làm “nhà đấu tranh dân chủ” sau khi được VOICE/Việt tân “thông não” biên hẳn cuốn “Chính trị bình dân”, trong đó sau khi trích dẫn lý thuyết về các quyền chính trị, dân sự từ nguồn sách vở phương tây đều lấy mẫu hình các trang BBC, VOA hay trang tin chống công lá cải như Dân làm báo, Ba sàm là “mẫu hình tự do báo chí, tự do ngôn luận” để dạy dỗ đám zân chủ kỹ năng truyền thông, kỹ năng đấu tranh dân chủ!

Pháp luật quốc tế đã giới hạn của quyền tự do ngôn luận như thế nào

Nỗi lo lắng thường trực của truyên thông phương Tây “yêu” Tiếng Việt!!!

Do vậy, trong phạm vi bài viết, tôi xin trích dẫn các quy định trong pháp luật quốc tế giới hạn quyền tự do ngôn luận luôn bị các ông bà tự xưng “đấu tranh dân chủ” chăm chỉ trích dẫn nửa vời kiểu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay thủ đoạn xảo trá kiểu Phạm Đoan Trang.

Điều 29 khoản 2 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền nêu rằng: “ Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Cũng tại Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, Điều 12 quy định rõ: “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”.

Để cụ thể hoá điều này, tại khoản 3, Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nhấn mạnh: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội”.

Theo Công ước về các quyền Dân sự – Chính trị, hầu hết các quyền dân sự, chính trị như quyền tự do đi lại, lựa chọn nơi cư trú, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền hội họp hòa bình… đều là các quyền có thể bị hạn chế, tuy nhiên sự hạn chế đó phải do pháp luật quy định. Ngoài các lý do để bảo vệ quyền và tự do của người khác, trật tự công cộng, đạo đức xã hội và phúc lợi chung, các quyền này còn bị hạn chế bởi sự cần thiết để bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia, an toàn và trật tự công cộng… Liên quan trực tiếp đến tự do biểu đạt, trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự – chính trị, tại Điều 18, khoản 3 quy định cụ thể những mục đích có thể được viện dẫn để giới hạn quyền này đó là: An toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng, đạo đức cộng đồng, quyền và tự do của người khác. Điều 19, khoản 3: Hạn chế quyền tự do biểu đạt có mục đích giơi hạn quyền là: An ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng, đạo đức cộng đồng, quyền và uy tín của người khác. Bổ sung cho quy định trong Điều 19, Điều 20 của Công ước còn quy định một hạn chế cần thiết khác với quyền tự do biểu đạt; theo đó, mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh, mọi chủ trương nhằm gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, thù địch hoặc bạo lực, đều bị pháp luật nghiêm cấm.

Ở cấp độ khu vực, Điều 10 Công ước nhân quyền châu Âu cũng ghi nhận một danh sách dài các cơ sở để hạn chế tự do ngôn luận, trong đó bao gồm: các lợi ích an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ hay an toàn công cộng; ngăn ngừa rối loạn, tội phạm, bảo vệ sức khỏe hay đạo đức; bảo vệ danh dự và quyền của người khác; ngăn ngừa tiết lộ thông tin mật, hay duy trì quyền lực và tính công bằng của tư pháp.

Công ước nhân quyền châu Âu có hiệu lực từ ngày 3/9/1953 thừa nhận quyền tự do ngôn luận trong Ðiều 10, theo đó: “1. Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm việc được tự do bày tỏ ý kiến và tự do trao đổi các thông tin mà không cần phải nhận được bất kỳ việc cho phép nào từ phía cơ quan công quyền và không phân biệt biên giới”. Tuy nhiên, theo Toà án Nhân quyền châu Âu, điều luật này không có nghĩa ngăn cấm các quốc gia thành viên đưa ra các biện pháp kiểm soát đối với các doanh nghiệp kinh doanh phát thanh, truyền hình, điện ảnh. Thêm vào đó, các quốc gia phải bảo đảm rằng: “Việc thực hiện các quyền nói trên, bao gồm cả các nghĩa vụ và trách nhiệm, hình thức, điều kiện, các hạn chế hoặc các biện pháp trừng phạt cần phải được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có cân nhắc đến việc cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích đối với an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật hoặc để bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp”.

Trong thực tế, khi nói đến quyền tự do của con người, phần lớn các luật gia ở châu Âu đều chịu ảnh hưởng của học thuyết cho rằng con người rất dễ lạm dụng quyền của mình được hưởng, và sự lạm dụng đó rất dễ gây phương hại cho người khác (summum jus, summa injuria – có nghĩa là tự do quá trớn sẽ tạo ra sự bất công). Vì vậy, không thể có tự do không giới hạn. Xuất phát từ quan điểm đó mà Liên minh châu Âu (gồm 28 quốc gia) cho phép các nước thành viên cân nhắc lợi ích của mỗi quốc gia để đưa ra các quy định cụ thể, nhằm hướng dẫn các công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ðó là quyền tự do ngôn luận phải nằm trong nguyên tắc bảo đảm “an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc phát tán các thông tin mật, bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp”.

Như vậy, từ những phân tích trên, có thể thấy rằng giới hạn của quyền tự do ngôn luận theo luật nhân quyền quốc tế cũng là giới hạn của quyền tự do ngôn luận vốn được xem là “mục tiêu đấu tranh” của giới “đấu tranh dân chủ” . Bất cứ sản phẩm viết/nói nào của cá nhân đều không được gây ảnh hưởng đến: các lợi ích an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ hay an toàn công cộng; ngăn ngừa rối loạn, tội phạm, bảo vệ sức khỏe hay đạo đức; bảo vệ danh dự và quyền của người khác; ngăn ngừa tiết lộ thông tin mật, hay duy trì quyền lực và tính công bằng của tư pháp.

Loa phường

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG