Friday, November 22, 2024

Lý Quang Diệu và sự chối bỏ nền dân chủ kiểu phương Tây

Lý Quang Diệu không tin dân chủ kiểu Mỹ là mô hình hiệu quả ở châu Á.
Lý luận đơn giản của ông là một người có trình độ thấp thì không thể có lá phiếu bằng với một người có trình độ cao.

Những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu – thủ tướng đầu tiên của Singapore – đã từng nói hi vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn.

Tuy nhiên, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam đã đi quá xa và tạo ra những bước ngoặt lớn, tất nhiên phần còn lại đã trở thành lịch sử. Lý Quang Diệu đã quá nhạy bén và sáng suốt tận dụng được cơ hội ngàn năm có một để đưa Singapore trở thành một nước như ngày nay.

Cảng trung chuyển hàng không lớn nhất khu vực ở Sài Gòn được chuyển sang Thái Lan, còn Singapore tận dung cơ hội để xây dựng cảng trung chuyển đường biển lớn nhất khu vực, những vị thế mà đúng ra là của Việt Nam. Lý Quang Diệu cũng thừa nhận cuộc chiến ở Việt Nam là “lợi ích không ngờ”.

Để kìm kẹp chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, bằng mọi cách Mỹ và phương Tây đã tạo dựng ảnh hưởng lên những đồng minh bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái lan, Malaysia, Philippines…

Câu hỏi đặt ra là tại sao Singapore mà không phải nước nào khác ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ như vậy?

Câu trả lời hợp lý nhất là yếu tố lãnh đạo kiệt xuất của những nhà lãnh đạo Singapore đã làm được điều đó. Và điểm mấu chốt tiếp theo là gì?

Đó là “dân chủ chuyên chế” kiểu Singapore. Lý Quang Diệu rất coi trọng người tài và ông không tin là dân chủ kiểu Mỹ là mô hình hiệu quả ở châu Á. Lý luận đơn giản của ông là một người có trình độ thấp thì không thể có lá phiếu bằng với một người có trình độ cao được. Có vẻ hơi “độc tài”, nhưng mà đó là điều đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng ở Singapore.

(Lưu ý là không phải là nước Mỹ không trọng người tài, mà theo một cách khác, các bạn có thể đọc thêm ở quyển ” Đối Thoại Với Lý Quang Diệu – Nhà Nước Công Dân Singapore: Cách Thức Xây Dựng Một Quốc gia”, các bạn tìm hiểu kỹ cũng sẽ thấy là lãnh đạo của Mỹ thường là có gốc gác là luật sư, còn lãnh đạo của Trung Quốc chẳng hạn, lại đa số có gốc gác kỹ thuật, cách trọng nhân tài khác nhau).

So sánh giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng dễ nhận thấy quan điểm của Lý Quang Diệu khá đúng, ít nhất là về mặt phát triển kinh tế. Trung Quốc và Ấn Độ có vị thế tương đương nhau, nhưng trong vài chục năm Trung Quốc đã vươn lên khá xa, trong khi Ấn Độ tỏ ra khá chậm chạp, dù bộ phận kinh tế tư nhân ở Ấn Độ cũng khá mạnh.

Lý Quang Diệu và sự chối bỏ nền dân chủ kiểu phương Tây

Điều này cũng thể hiện rõ ở Thái Lan, khi mà “dân chủ quá đà” thì các phe áo vàng áo đỏ cứ thay phiên nhau biểu tình, phá hoại sự phát triển kinh tế.

Về mặt khoa học, thì tâm lý học đám đông cũng khẳng định là đám đông sẽ kém hơn cá nhân rất nhiều trong việc ra quyết định hay nhận ra được cái gì đúng và sai. Và người châu Á thì thường a dua, không dám thể hiện cái tôi trước đám đông nên thường quyết định của đám đông thường là rất tệ và không có gì nổi trội.

Một số phát ngôn của ông Lý Quang Diệu về vấn đề dân chủ:

“Chưa kể tới rất ít ngoại lệ, dân chủ thường không đồng hành với chính quyền tốt ở những quốc gia đang phát triển. Các giá trị chân truyền của châu Á khác với ở châu Âu hay Mỹ, nơi tự do thuộc về mỗi người”.


“Tôi không coi việc bầu cử như một phương thức điều hành chính phủ. Việc đó thể hiện tinh thần yếu kém, bất lực, gió chiều nào theo chiều ấy, làm theo mọi thứ truyền thông dắt mũi”.


“Thật đáng kinh ngạc khi hầu hết nhà lãnh đạo làm việc cho các chính phủ phương Tây đương thời không cần thông qua một trường lớp đào tạo hay bằng cấp đặc biệt nào. Nhiều người được bầu chỉ vì họ phát biểu tốt và “ăn ảnh” trên truyền hình. Kết quả dành cho cử tri thì lại không mấy tốt đẹp”.


“Tôi không coi việc bỏ phiếu là một phương thức lãnh đạo. Nó thể hiện sự yếu kém trong suy nghĩ, thiếu khả năng đưa ra các quyết định độc lập mặc kệ những ý kiến trái chiều. Truyền thông hướng người dân như thế nào, anh theo thế ấy. Nếu anh không thể, hoặc không muốn, buộc người dân ủng hộ anh, thậm chí bằng cách đe dọa họ, anh không phải là một nhà lãnh đạo”.


“Tôi thường bị kết tội vì đã cản trở lối sống cá nhân của công dân mình. Nếu tôi không làm vậy, đất nước không thể tiến bộ như bây giờ được”.


“Tôi không phủ nhận đảng phái của tôi chính là chính phủ Singapore và ngược lại”.


“Tự do báo chí và tự do ngôn luận phải nhường quyền ưu tiên cho những lợi ích thiết yếu, toàn vẹn của đất nước. Chúng cũng là công cụ đắc lực của một chính phủ ưu việt nhất”.

                                                       Theo SUỐI NGUỒN

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG