Saturday, November 23, 2024

Tranh luận về quyền tự do cá nhân

Mới đây facebooker Nguyễn Đức Hiền, Chủ tịch Hội đồng mục vụ chuẩn giáo xứ Đồng Tiến (xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) có đăng tải một bài thơ trên trang cá nhân của mình với tựa đề “LỜI NHẮN NHỦ”.

Tranh luận về quyền tự do cá nhân

Nội dung bài thơ thể hiện quan điểm cá nhân phản đối việc cho các em học sinh tham gia Đội Thiếu niên Tiền phong và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và cho rằng có sự ép buộc đối với các em học sinh trong việc tham gia các tổ chức này; kêu gọi các thầy, cô phụ trách đoàn, đội cho các em được tự do lựa chọn việc tham gia hay không tham gia đội, đoàn.

Tranh luận về quyền tự do cá nhân

Bài thơ của Nguyễn Đức Hiền về mặt nghệ thuật không có gì quá đặc sắc so với các bài thơ con cóc khác nhưng nội dung có quá nhiều vấn đề không đúng sự thật, thậm chí là xuyên tạc, cần phải được chỉ rõ.

Trước hết, nói về tổ chức Đội, Đoàn, trong Điều lệ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đều có quy định rõ một trong các điều kiện tiên quyết để thanh, thiếu niên, học sinh có thể tham gia vào các tổ chức này là “tự nguyện”.

Điều lệ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh khóa VIII, giai đoạn 2018 – 2023 quy định: “Thiếu niên Việt Nam có đầy đủ các phẩm chất trên và đảm bảo những điều kiện sau đây đều được kết nạp vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

– Thừa nhận Điều lệ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

– Tự nguyện xin vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

– Được quá nửa số đội viên trong chi đội đồng ý. Ở những nơi chưa có tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, việc kết nạp đội viên thực hiện theo hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội do Hội đồng Đội Trung ương ban hành.

Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa XI quy định: Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.”

 Mặc dù đây đó có hiện tượng thầy cô chưa cho các em học sinh tìm hiểu kỹ về tổ chức Đội, Đoàn và điều lệ của các tổ chức này trước khi cho các em được kết nạp vào hai tổ chức này. Nhưng rõ ràng việc các em học sinh xin vào Đội, Đoàn là hoàn toàn tự nguyện. Nếu không vào Đội, Đoàn thì các em cũng không phải gánh chịu bất cứ hình phạt hay hậu quả gì ảnh hưởng đến việc học hành cả. Nếu toàn bộ việc vào Đội, vào Đoàn của các em học sinh là ép buộc thì chắc chắn đến cấp Trung học cơ sở không có học sinh chưa vào Đội, cũng như đến bậc Đại học, Cao đẳng không còn việc tổ chức kết nạp Đoàn cho học sinh, sinh viên nữa vì tất cả đã vào đoàn từ giai đoạn Trung học phổ thông rồi.

Tranh luận về quyền tự do cá nhân
Vẫn có những học sinh không vào đội nhưng tự nguyện xin vào đoàn

Sau nữa, nói về Công giáo, hiện nay, tại Giáo phận Hà Tĩnh nói chung và chuẩn giáo xứ Đồng Tiến nói riêng đang có một tổ chức dành cho thanh thiếu nhi có cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động tương tự như tổ chức đội, đoàn trong nhà trường, đó là tổ chức Thiếu nhi Thánh thế.

Mặc dù phong trào Thiếu nhi Thánh thể chỉ được Hội Tông đồ Cầu nguyện tại Pháp do các linh mục Léonard Cros và Ramadière khởi xướng năm từ năm 1865 chứ không phải là tổ chức do Chúa Giêsu và các Tông đồ sáng lập. Nhưng đến nay, phong trào này đang được linh mục, Hội đồng mục vụ các xứ, họ tìm cách phát triển một cách rầm rộ, huy động tất cả các em học sinh là con em giáo dân tham gia ngay từ khi mới 5 – 6 tuổi, khi chưa có khả năng nhận thức đầy đủ về mọi vấn đề trong xã hội thì làm sao có thể khẳng định việc tham gia của các em là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc.

Tranh luận về quyền tự do cá nhân

Điều này tương tự như việc rửa tội cho trẻ em mới sinh, một nghi thức mãi đến thế kỷ thứ 2 mới xuất hiện dù ban đầu Chúa Giêsu và các Tông đồ chỉ rửa tội cho những người đã trưởng thành bởi vì họ đã nghe lời giảng và họ ý thức hiểu được những lời giảng đó là hợp lý, rồi sau đó họ tự nguyện đến xin chịu phép rửa đồng nghĩa với tự nguyện xin theo đạo.

Đã và đang có rất nhiều ý kiến phản đối việc rửa tội cho trẻ em mới sinh, bởi đó là sự vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người. Nhưng giáo hội Công giáo dường như vẫn giữ quan điểm bảo thủ trong vấn đề này dù ngày càng có nhiều giáo sĩ, giáo dân Công giáo can thiệp sâu vào lĩnh vực “dân chủ”, “nhân quyền”.

Người xưa có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Đó là “nhắn nhủ” phù hợp nhất đối với Nguyễn Đức Hiền lúc này.

Lê Dân

 

 

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG