Trước lúc đi vào bàn luận về vị Linh mục DCCT Thái Hà Nguyễn Ngọc Nam Phong, Mõ xin xác tín rằng, đây không phải là lần đầu tiên, Mõ nói và chỉ ra những điều khiếm khuyết, thậm chí tệ hại của Linh mục này! Mõ nói cũng không ngoài việc chỉ ra cho Linh mục này và những người đang ủng hộ, cổ suý ông ta hiểu mà thay đổi. Nhưng như đã nói, Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong không đơn thuần ngộ nhận mà thực sự có vấn đề về tư duy. Chính lối tư duy có phần định kiến, không công nhận những điểm hay và tốt đẹp của chế độ, nhà nước khiến ông ta liên tục mắc lỗi.
Trong câu chuyện mới này, như thường lệ Linh mục Phong đã dẫn về nội dung một bài báo điện tử của một báo chính thống hẳn hoi. Tiếp đó ông ta sẽ đưa ra lời bình của riêng mình. Và lần này là bài “Bảo tàng trong tu viện cổ giữa rừng thông ở Đà Lạt” trên VnExpress (Xem link: Người Công Giáo
Bất ngờ ở chỗ, bài báo không có bất cứ chữ nghĩa nào nói rằng, khu nhà nay là Viện sinh học Tây Nguyên, từng là Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Đà Lạt, Lâm Đồng bị hoang hoá, xuống cấp, không sử dụng mà ngược lại, công trình đang là nơi sử dụng để trưng bày các mẫu vật sinh học tại đây bao gồm: 386 mẫu thú thuộc 58 loài, trong đó có 38 loài quý hiếm đã được công bố trong sách Đỏ Việt Nam; 245 mẫu của 95 loài chim; các mẫu của hơn 30 loài lưỡng cư, bò sát… Nhiều loài mang nét đặc trưng riêng của khu vực Tây Nguyên; 245 mẫu nấm lớn của 240 loài thuộc khu vực rừng thông Lâm Đồng…
Bài báo đã đánh giá rằng: “Các tiêu bản đa dạng, trình bày sinh động từ những loài côn trùng đến muông thú. Một vài loài đã tuyệt chủng vẫn lưu giữ bộ xương hoàn chỉnh”.
Ngoài ra khu nhà cũng được nhắc đến với tư cách là một địa điểm du lịch, dã ngoại vì vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc và vượt thời gian của nó. Bài báo có đoạn viết: “Vẻ đẹp cổ kính của bảo tàng khiến nơi đây là điểm chụp hình cưới, “sống ảo” của nhiều du khách. Mỗi ngày, có hàng chục đôi đến đây lưu lại khoảnh khắc kỷ niệm. “Nơi này có không gian rộng rãi, yên tĩnh mà kiến trúc tựa như tòa lâu đài cổ kính châu Âu, rất hợp để chụp ảnh cưới. Khách cũng không mất phí chụp, chỉ phải mua vé vào cổng 15.000 đồng thôi”, anh Thiện Chánh (thợ ảnh) cho biết.
Ngoài ra, những hành lang sâu hun hút, cầu thang rêu phong, bức tường đá cổ điển… trở thành phông nền sáng tác ảnh độc đáo của giới trẻ”.
Vậy mà không hiểu căn nguyên và gốc rễ từ đâu, dẫn về một bài báo nội dung rõ ràng như thế mà Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong lại viết: “Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế bị cưỡng chiếm sau năm 1975, hiện nay hầu như bỏ hoang phế với một vài mẫu vật đã hư hỏng nặng đang trung bày ở nơi đây.
Đây là bằng chứng cho thấy Việt Nam chưa bao giờ có tự do tôn giáo mà chỉ có một chế độ ma giáo đang lũng đoạn tôn giáo bằng những chính sách ngu dân, chính trị hoá tôn giáo, biến tôn giáo thành phương tiện phục vụ chế độ”.
Mõ cá là Lm này chưa bao giờ đến đây, bởi từ lâu đấy không còn là cơ sở của tu viện DCCT Đà Lạt. Ông ta không thể hiểu được tình trạng và những vấn đề xung quanh khu nhà cổ kính này!
Vậy mà với sự hằn học của mình với chế độ cộng thêm sự tiếc nuối đối với công trình (không còn là của giáo hội) khiến ông ta chấp nhận và lừa dối chính cái cảm quan, suy nghĩ thực sự của mình! Và chính điều đó, dù không mấy liên quan, dù khó có mối liên hệ, dù là gián tiếp nhưng Linh mục này vẫn viết được những câu khó hiểu, mờ nghĩa và thiếu căn cứ: “Đây là bằng chứng cho thấy Việt Nam chưa bao giờ có tự do tôn giáo mà chỉ có một chế độ ma giáo đang lũng đoạn tôn giáo bằng những chính sách ngu dân, chính trị hoá tôn giáo, biến tôn giáo thành phương tiện phục vụ chế độ”.
Khu nhà đã từng là tu viện DCCT nhưng, có lẽ chính bản thân 1 Lm DCCT như Nguyễn Ngọc Nam Phong sẽ chẳng hoặc chưa hiểu lí do tại sao chính quyền lại trưng thu đối với công trình? Đó có lẽ là điều mà với tư cách là một thành viên của DCCT, Lm Nguyễn Ngọc Nam Phong nên tìm hiểu trước khi phát ngôn đối với vấn đề nội tại của nó.
Mõ Làng