Với mỗi Đại biểu Quốc hội, với danh nghĩa đại diện nhóm cử tri, họ được pháp luật và hệ thống chính trị bảo vệ cho đặc quyền phát ngôn. Tuy nhiên với việc phát ngôn như thế nào vì lợi ích nhân dân, lợi ích của đông đảo quần chúng thì với một số vị đại biểu quốc hội chắc hẳn cần một lớp đào tạo lại.
Trong một diễn biến mới nhất, liên quan đến việc có hay không việc công bố danh tính của những thí sinh trong vụ gian lận thi cử đại học tại Hòa Bình. Thì rõ ràng cũng với cách phát ngôn Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã quá thiếu hiểu biết, với phát biết mang tính cá nhân, chủ quan.
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Giáo dục Việt Nam, phản ứng với việc Sở Giáo dục và đào tạo Hòa Bình quyết định không công khai danh tính 64 thí sinh gian lận điểm thi tốt nghiệp, trong đó có nhiều thí sinh đã nhập học các trường Công an nhân dân, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng “Không công khai thí sinh trong vụ gian lận điểm thi là vi phạm Luật Báo chí và Luật phòng chống tham nhũng. Thậm chí là vi hiến”. Tuyên bố “vi phạm nhân quyền” này của ông Nhưỡng thêm lần nữa khiến dân mạng như “đổ dầu vào lửa”.
Còn nhớ cách đây chưa lâu chính vị Đại biểu quốc hội này đã lên án việc công khai danh tính người mua dâm và người bán dâm thì nay cũng chính vị đại biểu nổi tiếng với những phát ngôn gây sock lại đòi công khai danh tính thí sinh trong vụ gian lận thi cử tuyển sinh đại học năm 2019.
Trước đây chính vị đại biểu này lập luận với ý kiến khi cho rằng người mua bán dâm khi bị bêu tên xấu hổ mà tự tử, thì nay liên quan đến đến tiêu cực thì Đại biểu Nhưỡngkhông nghĩ rằng các em thí sinh kia cũng có thể tự tử vì xấu hổ và hết đường “làm lại cuộc đời” khi bị công khai danh tính? Khi mà các em chỉ đang ở lứa tuối 18,20.
Đại biểu này cho rằng công khai danh tính người mua bán dâm là xâm phạm bí mật đời tư và vi phạm nhân quyền thì phải chăng các thí sinh tại Hòa Bình không phải là người, không có quyền bí mật đời tư? Hay chính đại biểu cho rằng những thí sinh này không đáng để được bảo vệ?
Thậm chí xét dưới góc độ pháp lý thì hành vi gian lận thi cử thì chính các thí sinh cũng là đối tượng bị xâm phạm. Liệu những thí sinh có thể tự mình thực hiện hành vi, hay đây cũng chỉ là sự sắp đặt của số phận. Và nếu công bố danh tính thì các em có thật sự phải chịu tội không phải do mình gây ra.
Có thể nói, mặc dù mang danh Tiến sỹ Luật, nhưng qua các phát ngôn gây sốc có thể thấy vị ĐBQH này bị nhận thức sai lầm về khả năng phân biệt đâu là hành vi vi phạm pháp luật đâu là nhân quyền, đâu là đối tượng của ngành luật nào. Với quyền của cử tri, chúng ta có nên kiến nghị Quốc hội xem xét thẩm định lại nguồn gốc chất lượng bằng cấp của vị tiến sỹ luật này trước khi ông tiếp tục gây họa và nuôi dưỡng báo chí lá cải, làm mất uy tín, hình ảnh của một Đại biểu Quốc hội.
Những phát ngôn mang tính cổ vũ tội phạm, tấn công các các ngành nghề đặc thù liên quan đến an nguy, trật tự xã hội từ nghị trường của một số vị ĐBQH như ông Lưu Bình Nhưỡng cần được xem xét cả dưới góc độ pháp lý.
Với chế tài nghiêm khắc thì mới có thể điều chỉnh những phát ngôn thiếu tính xây dựng và thừa ý chí chủ quan của Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng./.
Huyền Pha