Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là “ngôn sứ”. Cũng xuất phát từ lý do này mà những lời nói của các linh mục, không chỉ trong quá trình cử hành các Thánh lễ mà cả trong cuộc sống thường được tín đồ Công giáo cho “Đó là Lời Chúa!“, là luôn luôn đúng. Nhưng sự thật không phải lúc nào cũng vậy!
Mới đây, liên quan việc Dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan thuộc địa phận xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình chưa thể triển khai thi công do một bộ phận người dân thôn Linh Cận Sơn vùng dự án chưa đồng thuận, linh mục Nguyễn Văn Hảo (quản xứ Diên Trường, thôn Diên Trường, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn) đã có bài viết bình luận trên trang Facebook cá nhân của mình. Lý do cơ bản khiến người dân địa phương chưa đồng thuận là lo ngại công trình quá gần khu dân cư, không bảo đảm an toànkhi mùa mưa lũ đến nhưng LM Nguyễn Văn Hảo lại đổ thêm vào ngọn lửa đó thứ dầu “bài Trung Quốc“, bằng cách đặt ra những câu hỏi, hay thực chất là những nhận định chủ quan về mục đích, quy mô triển khai dự án không phải là để cung cấp nước cho các vùng nông nghiệp thuộc các xã phụ cận mà “là để cung cấp nước cho nhà máy xi măng của Trung Quốc ở Văn Hóa?” và chủ đầu tư dự án “là của nhà đầu tư Trung Cộng???“.
Trong khi thực tế Dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan là do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư. Mục đích triển khai dự án có bao gồm việc cấp nước cho Nhà máy xi măng Văn Hóa (xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa) nhưng rõ ràng đó không phải là mục đích chủ yếu bởi nếu thế thì người ta đã cho triển khai xây dựng hệ thống hồ, đập chứa nước tại xã Văn Hóa hoặc các xã khác lân cận nằm phía trên chứ không phải phía dưới nhà máy theo dòng chảy tự nhiên của sông Nan hoặc sông Gianh. Mục đích quan trọng nhất của Dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan chính là cấp nước cho 1.800ha diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; cấp nước tạo nguồn 22.000m3/ngày đêm cho sinh hoạt của người dân 22 xã, phường thuộc thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch.
Phối cảnh Dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan khi hoàn thành |
Sự an toàn của công trình thủy lợi Rào Nan đã được các chuyên gia đầu ngành khẳng định tuyến và giải pháp công trình là tối ưu; đồng thời cam kết về tính ổn định và lâu dài của công trình so với trận lũ lịch sử các năm 2010, 2013 và 2016. Bản thiết kế công trình thủy lợi Rào Nan đã được kiểm tra và khẳng định an toàn đối với cơn lũ có lưu lượng hơn 4.400m3/s (1.000 năm chỉ xuất hiện 2 lần).
Tất nhiên, thiết kế là một chuyện còn chuyện chất lượng thi công có đảm bảo thiết kế hay không đòi hỏi trách nhiệm của nhà thầu thi công cũng như vai trò giám sát của các ban, ngành chức năng, chính quyền và người dân địa phương. Đó cũng là điều mà một “ngôn sứ” khác là linh mục Trần Văn Thành, quản xứ Tam Tòa, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đề cập đến khi tham gia bình luận về bài viết của linh mục Nguyễn Văn Hảo.
Không rõ vì đều là “ngôn sứ”, cùng quê xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình với Nguyễn Văn Hảo hay vì những sai phạm có tính hệ thống mà chính Trần Văn Thành đã mắc phải trong quá trình thi công công trình nhà thờ giáo xứ Tam Tòa nên linh mục này cũng tìm cách “đổ thêm dầu vào lửa”, kích động, cổ vũ việc triển khai Dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan khi miêu tả bức tranh về chỉ số an toàn các công trình ở Việt Nam với những gam màu đen tối.
“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là câu tục ngữ dùng để khuyên răn con người phải suy nghĩ thật chính chắn trước khi nói. Câu tục ngữ này người Việt Nam không ai không biết nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Đối với Nguyễn Văn Hảo và Trần Văn Thành, là linh mục nghĩa là phải sống độc thân, không được có quan hệ tình cảm với bất cứ người khác giới nào nên chắc chắn họ không biết hôn, không biết “đá lưỡi” là gì nên việc “loạn ngôn”, “há miệng mắc quai” âu cũng có thể cảm thông! Chỉ mong các “ngôn sứ” này biết sai mà sửa, cẩn thận hơn trong lời ăn tiếng nói của mình!.
Lê Dân