Từ việc chỉ ra giá trị của tấm bàn gỗ nguyên khối cẩm lai mà các sư thầy tại Tp Hồ Chí Minh ngồi nhóm họp dưới sự chủ trì của Hoà thượng Thích Trí Quảng, phó pháp chủ giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh: “Theo đánh giá của các chuyên gia gỗ, mặt bàn sử dụng trong cuộc họp là mặt bàn gỗ Cẩm nguyên khối hàng nghìn năm tuổi với hoa văn nổi 3D, giá của mặt bàn này khoảng 1,5 tỉ đồng. Đây là mặt bàn được cho là khá hiếm vì có kích thước khá lớn, vân đẹp như tranh.
Ma tăng Thích Trí Quảng, trùm Phật giáo thành Hồ và là phó pháp chủ Phật giáo quốc doanh ngồi ở đầu bàn cẩm lai trị giá 1,5 tỉ đồng. Đám con nhang đệ tử ngu muội cứ tiếp tục cúng tiền của cho đám trọc quốc doanh này đốt”.
Và chỉ ra việc chiếc bàn đó có từ đâu và mối liên hệ với vấn nạn phá rừng: “Phá gỗ phá rừng để rồi trả giá cho nạn lũ lụt, sạc đất, sa mạc hoá đất đai, tàn phá môi trường”. Một nhóm người đã thay nhau mạt sát những vị sư thầy có mặt và không quên gọi họ là sư thầy quốc doanh, hoạt động dưới sự bảo trợ của nhà nước và không có chính kiến riêng.
Chỉ có vậy thôi mà đã mạt sát người ta không tiếc lời, bỏ qua đạo hạnh của các vị sư thầy, Mõ thấy những kẻ thực hiện điều này tầm thường đến độ vô vị. Và lẽ ra Mõ sẽ không chấp trách và không đến nỗi phải biên bài này để chỉ ra những sự ấu trĩ, thiên kiến của các vị. Nhưng không nói ra thì biết đâu lần sau gặp cảnh này các vị lại tiếp tục cái lối suy nghĩ tuỳ tiện và không đâu này nên mới nói.
Đầu tiên đã ai đó thử hỏi, là từ đâu mà các sư thầy (có thể là trụ sở của Ban trị Giáo hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh) sở hữu chiếc bàn bằng gỗ quý này? Nguồn gốc của tấm bàn quý này ở đâu mà ra?
Mõ cá là các vị chưa bao giờ và nói thật là không bao giờ giải mã được điều này! Và chỉ cần đề cập, nghĩ tới điều này thôi, Mõ tin các vị sẽ nghĩ khác. Các vị sẽ không quá bận tâm tới điều được nói ra, bởi biết đâu nó được mua từ một đất nước xa xôi nào đó ngoài Việt Nam (những nơi mà hiện nay Việt Nam vẫn đang nhập khẩu gỗ về để sử dụng khi mà nguồn tài nguyên gỗ đang cạn kiệt…); Và cần nhớ rằng, để sở hữu chiếc bàn quý này, Ban trị sự giáo hội Phật Giáo TP Hồ Chí Minh có rất nhiều cách chứ không công gì vào rừng khai thác mới có (!!!!).
Rất đồng ý với các vị phá rừng sẽ sinh ra lũ lụt, sạc đất, sa mạc hoá đất đai, tàn phá môi trường. Nhưng cần nhớ phá rừng và khai thác rừng là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Nó chỉ giống nhau về hiện tượng và trách nhiệm sau đó mà không giống nhau về mặt bản chất.
Từ điều này, có thể suy ra rằng, biết đâu chiếc bàn quý mà các sư thầy đang sử dụng kia là do khai thác rừng đúng quy trình, đúng quy đình pháp luật mà có. Nó hoàn toàn không phải là sản phẩm của việc phá rừng như ai đó đang nói. Mặt khác, nếu đó là sản phẩm của việc phá rừng đi nữa thì chủ thể bị lên án cũng không phải là các sư thầy bởi tin chắc các sư thầy sẽ không trực tiếp vào rừng để thực hiện điều này!
Qua theo dõi thì đây chỉ là một cái cớ và căn nguyên khiến các sư thầy bị lên án có lẽ xuất phát từ việc: Các sư thầy không lên tiếng về các vấn đề xã hội phức tạp, nhạy cảm gần đây, trong đó có việc phản đối luật An ninh mạng và dự luật đặc khu kinh tế. Trong khi các tôn giáo khác như Công giáo (chỉ một số ít Giáo phận, nhóm chức sắc cực đoan thực hiện) tiên phong trong hoạt động này. Nhưng xin nói luôn, đấy cũng là biểu hiện sinh động cho tại sao đa phần người dân Việt lại tỏ ra thiện cảm hơn với đạo Phật và khá kỳ thị với Đạo Công giáo khác. Họ thận trọng hơn trong việc tham gia vào các vấn đề xã hội và chăm lo phật pháp hơn là tham chính chính trị và can thiệp vào các hoạt động thuộc thiên chức của chính quyền!
theo molang