Monday, September 16, 2024

VN không có trường ĐH lọt top châu Á: Không lạ!

Trong những năm tới chỉ nên hỏi sự tiến triển của NCKH đến đâu và điểm nổi của đại học Việt Nam trên trường quốc tế.
VN không có trường ĐH lọt top châu Á: Không lạ!
Số lượng nghiên cứu khoa học và điểm nổi đều là điểm yếu của Việt Nam
Đó là khẳng định của GS Nguyễn Văn Tuấn – Viện Garvan, Australia với báo Đất Việt khi Việt Nam không có trường Đại học nào lọt top trường Đại học châu Á.
Chưa tạo được uy danh trên trường quốc tế
PV: – Tạp chí Times Higher Education (THE – Anh) vừa công bố Bảng xếp hạng những trường Đại học (ĐH) hàng đầu châu Á. Bảng xếp hạng năm nay có hơn 350 trường tới từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi các nước bạn như Thái Lan, Indonesia, Malaysia lần đầu tiên có tên trong danh sách này, thì các trường ĐH của Việt Nam vẫn tiếp tục vắng bóng tại bảng xếp hạng này.
Là một chuyên gia có nhiều tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam, ông đánh giá và nhìn nhận ra sao về kết quả này?
GS Nguyễn Văn Tuấn: – Tôi thiết nghĩ sự vắng bóng của các đại học Việt Nam trong các bảng xếp hạng đại học hàng đầu trên thế giới không phải là điều ngạc nhiên.
Chúng ta không kì vọng điều đó xảy ra hiện nay và trong tương lai gần. Chúng ta không kì vọng là vì tiêu chuẩn xếp hạng đại học của các nhóm dựa vào nghiên cứu khoa học (NCKH) và cái mà tôi gọi là “điểm nổi” (hay tiếng Anh là visibility), cả hai đều là điểm yếu của hầu hết các đại học ở Việt Nam.
Như tôi có lần đề cập trước đây, NCKH có trọng số đến 60% trong các bảng xếp hạng đại học.
Nói cách khác, NCKH hay phẩm chất của khoa học là yếu tố quyết định thứ hạng của một đại học. Mà, NCKH lại là một điểm yếu của các đại học Việt Nam. Những đại học có nhiều công bố khoa học trên các tập san quốc tế như Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Duy Tân…mỗi năm chỉ có trên dưới 300 bài.
Con số đó còn quá ít để có thể cạnh tranh với các đại học trong vùng như Mahidol, Chulalongkorn, Malaya, Sains Malaysia, Indonesia, (chưa nói đến Nanyang hay NUS). Mỗi đại học vừa kể mỗi năm công bố từ 3000 đến 4500 bài báo khoa học, tức tương đương cả nước Việt Nam cộng lại.
Nâng cao năng lực quản lí khoa học. Quản lí khoa học tốt có thể góp phần nâng cao năng lực khoa học của một trường đại học. Quản lí khoa học ở đây bao gồm kĩ năng và kinh nghiệm chọn đề tài nghiên cứu, thẩm định giá trị khoa học, quản lí đầu ra của nghiên cứu khoa học (kể cả phân biệt tập san khoa học).
Nhưng đây là một khía cạnh ít được chú ý, và thay vào đó là những qui định mang tính hành chánh hóa và làm khổ giới khoa học hơn là giúp họ.
Nói chung, tôi nghĩ cần phải có một cuộc điều tra độc lập để tìm hiểu tình hình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong thời gian 20 năm qua, và từ đó đề ra định hướng mới cho Nhà nước.
Không thể nào tiếp tục chi tiền hết năm này sang năm khác, mà hiệu quả của việc đầu tư thì không được đánh giá một cách có hệ thống và độc lập.
Cần phải có một ủy ban với các giáo sư trong và ngoài nước, những người không hưởng lợi từ các tài trợ trong quá khứ, thẩm định lại hiệu quả của đầu tư cho khoa học trong quá khứ và đề ra chiến lược trong tương lai.
Châu an – baodatviet.vn

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG