Theo tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An, ngày 22/01/2018, cơ quan này đã gửi giấy triệu tập đối với ông Nguyễn Đình Thục, trú tại giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An để làm việc theo yêu cầu của Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An liên quan đến vụ án Hoàng Đức Bình.
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất thì LM Nguyễn Đình Thục đã có thư hồi đáp giấy triệu tập. Theo đó, LM Thục không đến theo giấy triệu tập với lý do là hồ sơ vụ việc đã được Cơ quan CSĐT chuyển cho Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu nên thẩm quyền giải quyết vụ việc là của Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu chứ không phải của Cơ quan CSĐT.
Qua sự việc trên có thể thấy một điều, Nguyễn Đình Thục là một vị linh mục chăn dắt hàng ngàn, hàng vạn con chiên nhưng nhận thức về pháp luật xem ra quá mơ hồ. Nên biết rằng, việc triệu tập chỉ có thể xảy ra khi có vụ án, tức là có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xác định rõ ai là bị can, ai là người biết sự việc.
Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ tố tụng (bắt buộc).
Như vậy, việc triệu tập chỉ có thể xảy ra khi có vụ án, tức là có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xác định rõ (tư cách tham gia tố tụng), ai là bị can (nghi can), ai là người biết sự việc (làm chứng)…
Nguyễn Đình Thục là người làm chứng trong vụ án này nên ông ta phải có mặt khi được Cơ quan CSĐT triệu tập, đó là nghĩa vụ bắt buộc. Và cũng nên nhớ rằng Giấy mời khác với Giấy triệu tập. Giấy mời thì Điều tra viên chỉ có thể dùng để mời công dân đến làm việc, và vì là mời nên không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, do đó cũng không có quyền áp giải. Còn việc triệu tập người biết việc để lấy lời khai là một hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra. Việc này bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện sẽ bị áp giải, thậm chí bị xử lý nếu có hành vi chống đối.
Hành động này của Nguyễn Đình Thục một mặt đã thể hiện sự thiếu hiểu biết về pháp luật, mặt khác thể hiện Nguyễn Đình Thục đang tỏ ra run sợ khi “Có tật giật mình” bị cơ quan CSĐT gọi tên chăng?.
Trung Sơn