Để hiểu thêm về Phạm Đoan Trang các bạn xem Tại đây
Không dám và không có ý xới lại chuyện xung quanh ngôi nhà 48 Hàng Ngang (Hà Nội) mà gia đình đại tư sản Trịnh Văn Bô và cụ Hoàng Thị Minh Hồ đã hiến lại cho cách mạng. Nhưng tôi cho rằng những điều xung quanh nó đã diễn ra quá ồn ào và không cần thiết.
Phải chăng, đến thời điểm đó sự việc mới thực sự được nhắc lại đúng nghĩa nhất?
Ý nghĩ ấy đã nhanh chóng bị loại bỏ, bởi trước đó, dù trước khi mất cụ Hoàng Thị Minh Hồ đã có vài ba lần đề cập tới điều này và sau đó đã không nhắc lại lần nào.
Vậy tại sao ngay trong đám tang của cụ lại xảy ra những điều như thế? Hay chăng có một sự tác động nào từ bên ngoài nên người thân của cụ từ chỗ sẽ không nhắc lại câu chuyện vốn dĩ là của tiền nhân lại làm điều ngược lại?
Và có vẻ như lúc đó, với cái thuật ném đá dấu tay và phương châm không xuất đầu lộ diện nên cũng không dễ gì phát hiện ra những thế lực đứng đằng sau ấy.
Mãi đến hôm nay, từ bài viết của Pham Doan Trang và những tấm hình dưới đây thì mọi việc đã sáng rõ hơn:
Ảnh tư liệu từ 2010: Cụ già mặc áo xanh ngồi phía trái trong hình là cụ Hoàng Thị Minh Hồ (1914-2017), vợ của nhà tư sản Trịnh Văn Bô (Nguồn: Đoan Trang).
“Gia đình ông bà Bô đóng góp hơn 5.000 lượng vàng cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Tuần lễ vàng 1945. Nhà của hai ông bà ở 48 Hàng Ngang (Hà Nội) là nơi Hồ Chí Minh soạn Tuyên ngôn Độc lập. Bà là người đặt may quần áo cho Hồ Chí Minh và các thành viên chính phủ lâm thời trong lễ Độc lập 2/9/1945.
Còn nơi mình đang phỏng vấn bà cụ đây là ngôi nhà của ông bà ở phố Hoàng Diệu (Hà Nội), bị Chính phủ mượn rồi lấy luôn từ năm 1954 cho đến khi cụ Hồ (nữ) “nhảy dù” vào giành lại, năm 2003. Giấy trắng mực đen mà gia đình vẫn giữ ghi rõ là mượn trong thời gian hai năm (1954-1956), tuy vậy, điều đó không ảnh hưởng đến việc Chính phủ điềm nhiên trở thành “chú phỉnh”.
Trong bức ảnh “nữ sĩ” Đoan Trang đã có cuộc trò chuyện khá thân mật với cụ Hoàng Thị Minh Hồ và chắc chắn Trang đã tiếp tục làm cái trò kích động, xới xáo lại chuyện cũ trước một cụ già đang ở tuổi xưa nay hiếm. Và tin chắc không chỉ có cụ Hoàng Thị Minh Hồ mà nhiều người khác trong gia đình của Cụ đã được nhóm của Trang tiếp cận để tiêm nhiễm, dụ dỗ và kích bác.
Điều này hoàn toàn có mối liên hệ với việc những chuyện ầm ĩ xảy ra sau đó.
Mặc dù không giống với cụ Hoàng Thị Minh Hồ, trường hợp ông Lê Đình Kình (Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) ban đầu cũng chỉ là do những toan tính, vụ lợi bình thường (đơn thuần về vật chất) đã biến ông trở thành một đối tượng đứng đầu, chỉ đạo những người xung quanh có hành vi bất tuân chính quyền. Ông cùng nhóm Đồng Thuận phản kháng bởi lo sợ chính quyền và cơ quan thực thi pháp luật sẽ sờ gáy và xử lý mình. Đó cũng là cách mà họ – với những nhận thức pháp luật còn hạn chế đã liên tiếp có các hành vi vi phạm.
Nếu chỉ có vậy thôi thì tin chắc vụ việc tại Đồng Tâm đã ổn định, những người như ông Kình đã quy thuận chính quyền để được hưởng lượng khoan hồng. Song thật đáng tiếc là họ đã bị đưa đẩy bởi những vị khách không mời mà đến. Sớm hơn cả trong việc tiếp cận Đồng Tâm, ông Kình và nhóm Đồng Thuận là Nguyễn Đăng Quang, cha con Mai Xuân Dũng – Mai Phương Thảo…. Và đó là lí do ở Đồng tâm cái ác, cái xấu vẫn còn ngự trị và những nhân tố tốt đang còn bị đe dọa.