Friday, March 29, 2024

Gạc Ma: Việt Nam không bao giờ quên 64 chiến sĩ hy sinh vì chủ quyền biển đảo

34 năm hải chiến Gạc Ma, đất nước mãi mãi không quên sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại ở bãi đá Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mỗi khi nhắc lại sự kiện này trong lòng mỗi người dân Việt Nam lại dâng lên niềm xót thương và sự cảm phục trước tinh thần của những người lính hải quân, những người con đất Việt anh hùng, đã làm nên vòng tròn bất tử Gạc Ma.

Gạc Ma: Việt Nam không bao giờ quên 64 chiến sĩ hy sinh vì chủ quyền biển đảo
Hải chiến Gạc Ma dù đã qua 34 năm nhưng bài học để lại vẫn vô cùng lớn.

Như đã biết, Việt Nam đã tiếp quản các đảo nổi trong chiến dịch Hồ Chí Minh và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các đảo nổi, còn các đảo chìm, bãi cạn, bãi đá phụ thuộc, lúc đó Việt Nam chỉ tiến hành bảo vệ, quản lý bằng biện pháp quan sát, tuần tra định kỳ. Trung Quốc đã lợi dụng việc này để triển khai chiến dịch đánh chiếm các đảo chìm, các bãi đá nhằm biến các các khu vực này thành các căn cứ quân sự, điểm đóng quân, nhằm phục vụ âm mưu “đặt được chân” vào khu vực Trường Sa của Việt Nam.

Nhớ lại thời điểm đó, Việt Nam cử 3 tàu vận tải vận chuyển lực lượng công binh và nguyên vật liệu ra xây dựng các công trình nhằm phục vụ cho đời sống của quân, dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa. Lúc bấy giờ, Trung Quốc bất ngờ sử dụng 6 tàu chiến được trang vị nhiều vũ khí hạng nặng đã bất ngờ nổ súng vào hải quân Việt Nam. 64 chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh, 11 người bị thương. Dù không giữ được Gạc Ma nhưng chúng ta vẫn bảo vệ được Cô Lin và Len Đao… Nơi đầu sóng, ngọn gió, phương tiện vũ khí hạn chế, không có bờ đất, công sự che thân, nhưng với tình yêu đất nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, các cán bộ, chiến sỹ trên 3 con tàu HQ 604, HQ 605 và HQ 505 và lực lượng bảo vệ đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao đã bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đến hơi thở cuối cùng.

Gạc Ma: Việt Nam không bao giờ quên 64 chiến sĩ hy sinh vì chủ quyền biển đảo
Cán bộ, chiến sĩ hải quân Việt Nam bảo vệ đảo Cô Lin giữa biển Trường Sa.

Thấm thoát 34 năm đã trôi qua, nhưng bài học luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, mài sắc ý chí, bảo vệ chủ quyền biển đảo ở mọi tình huống vẫn còn nguyên giá trị. Đến nay, thế hệ chúng ta tuyệt đối không để sự hy sinh của các anh năm ấy trở nên vô nghĩa. Bằng mọi biện pháp, cả trên đấu trường ngoại giao lẫn thực địa, Việt Nam luôn cho thấy ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đến cùng. Nhưng đáng buồn thay, một bộ phận cá nhân với tư duy tiêu cực và thái độ chống đối chính quyền lại lấy “sự thất thủ” của Việt Nam ở Gạc Ma để làm lý do xuyên tạc, chống phá chính quyền.

Thời điểm đó, chúng ta không hề được Luật pháp quốc tế bảo vệ, Liên Hợp quốc cũng không có bất kỳ động thái nào vì Việt Nam. Những người lính của Việt Nam đánh đổ cả tuổi đôi mươi, hứng chịu tất cả những đau đớn của bom đạn để đổi lấy từng hải lý, hòn đảo, bãi đá ở ngoài khơi. Việt Nam đã tự lực bảo vệ chủ quyền biển đảo như thế, vậy mà các đôí tượng lại đăng đàn xuyên tạc “quân đội ta bất tài”, “Đảng ta bù nhìn”, “sợ Trung Quốc” một cách kệch cỡm.

Gạc Ma: Việt Nam không bao giờ quên 64 chiến sĩ hy sinh vì chủ quyền biển đảo
Chiều ngày 12/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma và xúc động viết trong sổ lưu niệm: Đây là những tấm gương đã anh dũng quên mình hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Hiện nay, chủ trương đường lối ngoại giao Việt Nam là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, mềm mỏng nhưng đầy cứng rắn, chưa bao giờ biết nhún nhường trước những mối đe doạ từ bên ngoài lên chủ quyền lãnh thổ và lợi ích của dân tộc. Việt Nam vẫn luôn cho cả thế giới thấy tinh thần yêu chuộng hòa bình, một dân tộc đầy thiện chí, là đối tác đáng tin tưởng trên trường quốc tế. Chúng ta chọn cuộc sống hoà bình để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống cho người dân. Thử hỏi, nếu chúng ta cứ cố chấp với ý niệm trả thù, hơn thua với “quá khứ” thì liệu có sẽ có kết cục gì đây? Chắc chắn, người dân sẽ phải gánh chịu hậu quả đầu tiên chứ chẳng phải là một đối tượng hay tổ chức chống phá nào.

Trước lúc hy sinh, Thiếu úy Trần Văn Phương từng nói rằng: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo”. Câu nói đó cùng với hải chiến Gạc Ma như một lời nhắc nhớ về chủ quyền: Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, thế hệ đời đời con cháu Việt Nam có trách nhiệm đấu tranh bảo vệ và gìn giữ.

LS Lê

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG