Thursday, March 28, 2024

Đoạn clip khiến người nhiều người sốc, bàng hoàng về một thảm cảnh hậu đại dịch tại Ấn Độ

Trang SCMP đăng tải bài viết, kèm một đoạn clip nói về bi kịch đối với người nghèo tại Ấn Độ cho thấy một hiện thực tàn khốc đang diễn ra không chỉ tại đất nước tỷ dân này mà còn nhiều nơi khác trên thế giới.

Vào lễ hội ánh sáng Diwali, thánh địa Ayodhya của đạo Hindu đã vượt qua tất cả các kỷ lục trước đó bằng cách thắp sáng hơn một triệu chiếc đèn dầu bấc vải đất nung (diya), hoặc đèn dầu, khiến thành phố và bờ sông Hằng thiêng liêng được “tắm” trong ánh sáng màu hổ phách.

Nhưng sau khi các chức sắc kết thúc bài phát biểu và rời đi, những gia đình nghèo và con cái của họ đã đến thu thập dầu hạt cải còn sót lại trong những chiếc đèn diya để mang về nấu ăn, vì dầu hạt cải quá đắt đỏ đối với họ.

Đoạn video lan truyền trên mạng đã khiến dư luận sốc, bàng hoàng. Dầu hạt cải ở Ấn Độ hiện có giá 240 rupee (tương đương 3,22 USD)/lít quá đắt đối với nhiều người. Năm ngoái, giá dầu hạt cải ở Ấn Độ là 150 rupee.

Người dân Ấn Độ đã bình luận về những hình ảnh của sự tuyệt vọng này là “đáng xấu hổ”.

Những bức ảnh đã nói lên nhiều điều về giá thực phẩm, đặc biệt là giá dầu. Một người cha thất nghiệp cho biết: “Tôi không thấy có gì xấu khi có thể cho con tôi ăn một bữa no được nấu bằng dầu, kể cả khi đó là loại dầu lấy từ những chiếc đèn diya .”

Lạm phát thực phẩm ở Ấn Độ đã ổn định từ 3,11% trong tháng 8 xuống 0,68% vào tháng 9, nhưng đây vẫn là mức lạm phát rất cao – các loại dầu ăn đã tăng giá hơn 35%.

Kavita Verma, 42 tuổi, một bà nội trợ tại New Delhi, từng sử dụng dầu hạt cải để nấu hầu hết các món ăn trong gia đình nhưng giờ đây không còn đủ khả năng chi trả. Giá dầu cọ thường được người nghèo sử dụng cũng tăng cao nhất trong một thập kỷ.

“Tôi chuyển từ dầu hạt cải sang dầu cọ vì nghĩ rằng nó sẽ rẻ hơn, nhưng giá dầu cọ cũng tăng gần gấp đôi từ 72 rupee/lít trong năm ngoái lên 140 rupee năm nay. Mọi thứ đều đắt hơn. trong khi tiền của tôi chỉ có vậy. Gas cũng tăng giá 50%. Thực sự quá khó khăn cho tôi”, bà Verma nói.

Hành tây và cà chua là hai nguyên liệu thiết yếu trong bữa ăn của người Ấn Độ, và những loại thực phẩm này cùng các loại rau khác hiện rất đắt đỏ vì giá nhiên liệu tăng cao khiến việc vận chuyển trở nên đắt đỏ hơn. Đối với hầu hết những người Ấn Độ bình thường và thậm chí cả các gia đình trung lưu như nhà bà Verma, thực phẩm chiếm phần lớn chi tiêu của cả gia đình.

Ông Raj, chồng của bà Verma, làm việc trong một tòa soạn báo và mỗi khi ông đổ xăng cho chiếc xe tay ga để đi làm, ông đều cảm thấy ví tiền hụt đi một khoản lớn. Giá xăng và dầu diesel tăng gần 35% so với cùng kỳ năm trước.

Trên con đường bên ngoài văn phòng của Raj, Manish Chawla bán đồ ăn cho những người lao động trên chiếc xe đẩy lưu động. Giá gas tăng, giá dầu cọ tăng – thứ mà anh cần rất nhiều để làm những món chiên ngập dầu – đã đội giá nguyên liệu lên cao, nhưng Chawla không nỡ tăng giá khi nhiều khách hàng của mình cũng đang gặp khó khăn do đại dịch, trong đó bao gồm ông Raj, người đã chấp nhận cắt giảm 30% lương vì đại dịch.

Chawla cho biết: “Với tình hình lạm phát tồi tệ thế này, tôi không thể kiếm được lợi nhuận, vậy tôi cố gắng làm lụng vất vả để làm gì? Tôi đã sống sót qua đợt bùng phát dịch COVID-19, nhưng tôi không biết liệu mình có sống sót được với mức giá này hay không…”

Và Ấn Độ không phải nơi duy nhất khủng hoảng. Thời tiết khắc nghiệt, dịch cúm lợn, giá năng lượng tăng, thiếu lao động, sự tắc nghẽn và gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19. Tất cả những yếu tố này đã khiến giá lương thực, thực phẩm bị đẩy lên mức cao nhất trong một thập kỷ, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hồng Kông).

Tháng trước, giá lương thực thế giới đã chạm mức cao nhất kể từ năm 2011, theo Tổ chức Nông lương (FAO) của Liên Hợp Quốc – tăng 3% so với tháng 9 và 31,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các mặt hàng dầu thực vật và ngũ cốc dẫn đầu xu hướng tăng giá ngất ngưởng này, do các nước xuất khẩu lớn như Canada, Nga, Hoa Kỳ và Malaysia giảm thu hoạch vì thiếu hụt lao động nhập cư và giá dầu thô tăng đột biến.

Các quốc gia mới nổi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó các nước Nam Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến mức lạm phát giá lương thực hai chữ số, nhưng ngay cả các quốc gia giàu nhất thuộc OECD cũng đang trải qua tình trạng lạm phát ở mức trung bình khoảng 4,5%.

Ở châu Á, nhiều nền kinh tế đã tránh được điều tồi tệ nhất – hoặc ít nhất là đã vượt qua tình cảnh khó khăn. Tuy nhiên, các nền kinh tế châu Á có sự phát triển không đồng đều, do đó mỗi nền kinh tế bị ảnh hưởng theo một cách riêng.

Nếu như ở những nơi phát triển hơn, thu nhập trung bình cao hơn chứng kiến người dân thắt chặt hầu bao hoặc nhu cầu về các ngân hàng thực phẩm tăng lên, thì ở những nơi nghèo hơn, người dân có thể phải sử dụng dầu từ đèn dầu để nấu bữa tối và giá một chiếc bánh pizza có thể nuôi sống 150 người.

Nếu có một điểm chung cho những nơi này, thì đó là người nghèo là đối tượng phải “trả giá” nhiều nhất khi vật giá leo thang.

Bảo Trâm (Theo SCMP, AP)

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG