Thursday, March 28, 2024

Công trình thủy lợi Rào Nan từ góc nhìn của người trong cuộc

Thời gian qua có rất nhiều lời ra tiếng vào về Dự án thủy lợi Rào Nan ở thôn Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn. Nhiều ý kiến kịch liệt phản đối đây là một “quả bom nước” đang treo lơ lửng trên đầu người dân vùng trên, nhiều người lại nói rằng đây là một dự án tốt, tiềm năng khi hoàn thành sẽ cung ứng nước tưới nông nghiệp lẫn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho các xã vùng Nam, thị xã Ba Đồn và nhiều xã thuộc huyện Quảng Trạch. Vậy thực hư như thế nào thì tôi là một người trong cuộc xin mạnh dạn đi vào phân tích đôi ý như sau để biết được liệu Dự án thủy lợi Rào Nan nên hay không nên nâng cấp mở rộng quy mô.

Công trình thủy lợi Rào Nan từ góc nhìn của người trong cuộc

Đồ họa Dự án thủy lợi Rào Nan

Về lịch sử

Nói gì thì nói cứ nhìn về lịch sử trước đã, trước kia hay gọi là Đập ngăn mặn Rào Nan, bây giờ các ông sáng tạo văn vẻ thì lại gọi là Dự án Thủy lợi. Đập Rào Nan được xây dựng từ những năm 60 để cung cấp nước tưới cho khoảng 1.400ha lúa của 9 xã vùng Nam thị xã Ba Đồn. Từ những năm 60 đến bây giờ thì Đập Rào Nan đã xuống cấp, hư hỏng nhiều và một sự thật là lượng nước dữ trữ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp không đủ, thậm chí nước sinh hoạt còn thiếu trầm trọng. Nếu như lịch sử từ trước kia chưa có Đập Rào Nan thì cần phải xem xét nên hay không xây dựng nhưng thực tế là đã có và việc khắc phục, cải tạo, nâng hệ thống công trình thuỷ lợi Rào Nan là một điều tất yếu, nên làm và cần phải làm.

Về quy mô của dự án và nhà thầu

Theo tôi tìm hiểu qua các nguồn thông tin chính thống thì số vốn đầu từ vào đây là rất lớn 350 tỉ đồng, tiền nhiều vật vã bà con ạ, nhưng đối với một công trình phúc lợi xã hội thì đó là chuyện bình thường. Thêm vào đó được tin anh Sơn Hải làm thầu chính thì yên tâm hoàn toàn. Thực tế anh Sơn Hải này quá có tiếng về xây dựng ở Quảng Bình, một doanh nghiệp địa phương luôn đặt vấn đề chất lượng công trình lên hàng đầu. Thêm vào đó, Tập đoàn Sơn Hải, đã thi công nhiều công trình thủy lợi lớn hơn Rào Nan nhiều như Hồ chứa nước Tả Trạch, Ngàn Trươi (Hà Tĩnh), Thác Chuối (Bố Trạch)…nói chung nhiều lắm đi xây khắp nơi. Chốt lại là khá yên tâm về tiền bạc và ông xây dựng.

Về tác dụng của dự án

Những tháng hè vừa qua nhất là tháng 6,7/2019 các bác đi dọc đường quốc lộ 12 chạy lên Tuyên Hóa, Minh Hóa đoạn qua Quảng Hải, Cảnh Hóa, Quảng Liên, Quảng Trường, Quảng Phong, Phù Hóa, Quảng Thanh thì dễ dàng nhìn thấy cảnh mạ non lóp ngóp gồng mình để sống lay lắc trên cái bản đồ trăm ngả lối đi do thiếu nước tạo ra. Còn chưa nói đến các xã như Quảng Minh, Quảng Hòa, Quảng Thủy, Quảng Trung, Quảng Lộc, Quảng Tiên, Quảng Văn, Quảng Tân thiếu nước trầm trọng, giếng phơi đáy, lúa làm được một vụ, chỉ trông chờ anh nước sạch để lấy cái mà sinh hoạt chứ không cũng quay về thời nguyên thủy của các cụ ngày xưa. Nhân tiện đây xin so sánh một chút, cách vùng Nam (Ba Đồn) không xa thì có Đập thủy Lợi Vực Tròn nằm ở Bắc Quảng Trạch thuộc địa phận xã Quảng Hợp, Quảng Châu với dung tích 52,8 triệu m3, khả năng tưới theo thiết kế là 3.885ha cung ứng lượng nước đảm bảo canh tác đủ hai vụ lúa và nước sinh hoạt cho hơn 9 xã Vùng Roòn. Có một điều rất đặc biệt là đập chứa nước này lại nằm rất cao ở vùng núi, đồng thời đê chắn nước chỉ được xây dựng bằng đất là lát bê tông mặt trong lòng đập nhưng vẫn hoạt động hiệu quả, an toàn từ trước tới nay. Đây cũng là một cơ sở để ta tham khảo.

Mặt khác, hệ thống thủy lợi Rào Nan khi hoàn thành (theo thiết kế) sẽ tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên để giải quyết tình trạng thiếu nước hiện nay và nhu cầu dùng nước ngày càng tăng trong khu vực, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, an toàn cho vùng hạ du. Nên việc triển khai xây dựng dự án là rất cần thiết để phục vụ sản xuất nông nghiệp mà trực tiếp là 22 xã thuộc huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc.

Xét về mặt thiết kế và độ an toàn của công trình

Về phần thiết kế, số liệu và tính toán thủy văn, thủy lực dòng chảy…( vân vân và mây mây) theo tôi nghĩ các kỹ sư sẽ hiểu và giỏi hơn tôi nhiều cho nên tôi không múa rìu qua mắt thợ được. Tuy nhiên, để dễ hiểu và trực quan nhất thì tôi xin đưa ra một số chi tiết. Đó là cổng xã lũ và hệ thống cảnh báo mực nước dâng. Bất kỳ một công trình thủy lợi nào cũng phải có hai chi tiết trên, trong trường hợp lũ về thì yếu tốt then chốt là cần phải căn cứ vào hệ thống cảnh báo mực nước để bảo đảm xả lũ kịp thời tránh tình trạng nước dâng quá cao dẫn đến “quả bom nước” vỡ như một số người đã nói. Hơn nữa, khu vực Linh Cận Sơn được nằm trên nền đá gốc khá chắc chắn sẽ tạo được sự liên kết bền vững giữa bê tông và nền đá gốc đó.

Tôi cũng xin mạnh dạn đơn cử một công trình hùng vĩ hơn Rào Nan hàng trăm lần như Thủy điện Hòa Bình nằm lơ lửng ở khu vực núi đồi cao vút của Tây Bắc chế ngự con Sông Đà bất trị, đập hướng thẳng về Thủ đô Hà Nội nhưng từ năm 1994 đến nay vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình, thì không lý do gì mà phải lo lắng quá mức đối với dự án thủy lợi Rào Nan của chúng ta. Điều mấu chốt và quan trọng nhất là việc thiết kế, xây dựng cũng như sự đồng thuận của bà con mình, tạo điều kiện thuận lợi để có một công trình thủy lợi phục vụ cho quê hương lâu dài, hiệu quả nhất.

Khắc Sơn

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG