Tuesday, March 19, 2024

Kim Jong Un muốn gì khi mạo hiểm chế bom hạt nhân?

Vụ thử hạt nhân lần 6 của Bình Nhưỡng sau một loạt vụ phóng thử tên lửa đã nói lên nhiều điều về chiến lược của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Rõ ràng, Triều Tiên không bị tác động bởi những cảnh báo mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra. Nước này cũng không để ý đến các đòn cấm vận của Liên Hợp Quốc. Và bất chấp tất cả, Triều Tiên vẫn ráo riết theo đuổi các chương trình phát triển vũ khí nguyên tử và tên lửa.

Kim Jong Un muốn gì khi mạo hiểm chế bom hạt nhân?

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (giữa) hướng dẫn một cuộc tập trận phóng tên lửa. (Ảnh: KCNA/Reuters)

Trong lúc chờ đợi các chi tiết kỹ thuật phơi bày quy mô thực sự của vụ nổ thử bom nhiệt hạch (bom H) hôm 3/9, không ít người muốn tìm hiểu điều gì khiến ông Kim Jong Un mạo hiểm bước đi trên con đường hạt nhân tốn kém, nguy hiểm và căng thẳng.

Theo tạp chí The Conversation, “đọc suy nghĩ” của các chính trị gia vốn là một việc không dễ. Vì vậy, tìm hiểu ý định của người đứng đầu một xã hội khép kín như Triều Tiên lại càng khó khăn hơn.

Nhưng nghiên cứu điều ông Kim Jong Un mong muốn thông qua chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân là điều cần thiết để xác định cách thức phản ứng trước vụ thử mới nhất của Bình Nhưỡng.

Chương trình hạt nhân của Triều Tiên khởi sự từ đầu những năm 1990, và trong thập niên đầu tiên sau đó, tham vọng này của Triều Tiên được coi như cách thức để mặc cả hỗ trợ tiền của. Thỏa thuận Khung – được thiết lập năm 1994 để quản lý khủng hoảng – sau này có vẻ như là một giải thưởng để Triều Tiên không hành xử gây căng thẳng nữa.

Tiến trình và sự thành công của nhiều lần thử nghiệm cho thấy chương trình hạt nhân Triều Tiên giờ không còn là công cụ để đòi viện trợ nữa. Bởi, kinh tế Triều Tiên không còn èo uột như hồi thập niên 1990. Và các vụ thử mới đây nhất cho thấy nước này quyết tâm đạt được một vũ khí hạt nhân có thể tấn công Mỹ cùng các mục tiêu khác cả ở gần lẫn ở xa.

Báo The Conversation nêu ra một số động cơ

Thực tế, Triều Tiên cũng chịu chung những lo ngại như nhiều nước khác. Trên tất cả, ông Kim Jong Un muốn có trong tay vũ khí hạt nhân để cảm thấy an toàn hơn. Vì sức hủy diệt kinh khủng, loại bom này được cho là tấm thẻ đảm bảo tối thượng.

Vốn tin rằng Mỹ và các đồng minh là mối đe dọa lớn, Bình Nhưỡng coi vũ khí hạt nhân là cách duy nhất để tự vệ. Tuy có một quân đội rất lớn (gồm gần 1,2 triệu lính) nhưng trang thiết bị của quân đội Triều Tiên rất lỗi thời, sẽ không hiệu quả nếu chống lại các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc.

Sở hữu vũ khí hạt nhân còn là cách để tối đa hóa các cơ hội sinh tồn giữa bối cảnh mà Triều Tiên coi là “môi trường quốc tế thù địch”, bởi loại vũ khí này mang lại sức mạnh cực kỳ lớn cho “chủ nhân” của chúng. Cách duy nhất để chính quyền Kim Jong Un đạt được tham vọng đó là bằng cách chế được vũ khí hạt nhân.

Một động cơ khác nữa là ông Kim Jong Un muốn vũ khí hạt nhân trở thành phần cốt lõi của bản sắc quốc gia. Hiến pháp Triều Tiên đã được sửa năm 2012, trong đó miêu tả nước này là một nước vũ khí hạt nhân.

Đây là một thông điệp rõ ràng về ý định của chính quyền Kim Jong Un, rằng không chỉ là chuyện có được vũ khí hạt nhân mà cả tầm quan trọng của bản sắc chính trị quốc gia. Tất cả gắn với tài năng lãnh đạo của vị Chủ tịch và cảm nhận của ông về vị trí của Triều Tiên trên trường quốc tế.

  • Thanh Hảo – Vietnamnet

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG