Tuesday, December 3, 2024

Những lập luận xuyên tạc độc hại

Cùng các hoạt động kỷ niệm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4) và Ngày quốc tế lao động (1-5), cả nước còn tưng bừng tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024). Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, người dân đã tấp nập tới các khu du lịch, khu di tích trên địa bàn cả nước tham quan, nghỉ dưỡng. Khó chịu trước hình ảnh người dân Việt Nam tưng bừng kỷ niệm các ngày lễ của đất nước và thụ hưởng mùa du lịch nên các trang mạng chống cộng và một số trang mạng xã hội lại xuất hiện các bài viết chống phá. Dịp này, chúng tập trung xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Chiến Dịch điện Biên PhủLập luận chúng thường sử dụng để xuyên tạc khi cho rằng Chiến thắng Điện Biên Phủ là cuộc đụng độ giữa hai thế lực hiếu chiến chứ không phải cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ nền độc lập, tự do mà lâu nay Việt Nam vẫn cố “vơ vào”. Chúng trơ tráo xuyên tạc rằng, quân đội Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ có mặt tại Việt Nam thời điểm ấy là để “ngăn chặn Việt Nam xâm lược một nước khác”. Một số văn nghệ sĩ người Việt đang sinh sống tại nước ngoài có tư tưởng xét lại lịch sử, vào dịp này lại tổ chức các buổi “tọa đàm” để hướng lái dư luận rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt cho dân chúng, trong đó có việc “chối bỏ cơ hội để người Pháp đến khai sáng cho người Việt”. Rằng nhẽ ra đừng nên đánh đuổi Pháp, vì như thế là đánh một kẻ thù nhỏ hơn (thực dân Pháp) để đổi lấy một kẻ thù mạnh hơn (đế quốc Mỹ). Rằng người Pháp không tới thì làm sao vào thời điểm ấy, Hà Nội có cầu Long Biên, có Nhà hát Lớn, có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai… Mục đích của chúng là làm cho người dân Việt Nam lung lay tư tưởng, gieo rắc hoài nghi vào sự lãnh đạo của Đảng ta và những bước trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Hiện tượng xét lại lịch sử theo hướng tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam mà nhiều nhóm hoạt động chính trị trá hình dưới áo khoác các nhóm “xã hội dân sự” thường tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo trong nước. Đến mức nhà sử học người Mỹ gốc Việt Nguyễn Mạnh Quang – một người tự nhận đã ở độ tuổi “gần đất xa trời, nhưng chỉ mong làm được chút gì cho quê hương Việt Nam” đã phải lên tiếng trên trang sachhiem.net rằng, “nhân dân và chính quyền Việt Nam vì cao thượng, nhân từ mà tha thứ, không xử lý những tên tội đồ phản quốc chống lại dân tộc và đất nước chúng ta. Nhưng không vì thế mà không ghi vào lịch sử những việc làm tội ác phản dân hại nước của chúng…”. Trong bài viết rất dài phân tích những sai lầm trong bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập từng gây xôn xao dư luận trong nước năm 2018, nhà sử học Nguyễn Mạnh Quang đã trích câu: “Gươm lịch sử không tha phường gian ác” – nghĩa là lịch sử sẽ công bằng và quang minh. Những người có công đánh đuổi các thế lực xâm lăng và cả bọn Việt gian phản quốc đều phải được ghi lại rõ ràng trong sách sử. Đây là một ý kiến rất đáng lưu tâm trong bối cảnh tin giả, trong đó có lịch sử giả đang là vấn nạn toàn cầu.

Cần khẳng định, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược là con đường duy nhất đúng của Việt Nam vào thời điểm ấy. Trước hoàn cảnh vô cùng khó khăn, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều giải pháp để giành lấy hòa bình, trong đó có giải pháp đàm phán. Nhưng với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, chính quyền Pháp đã đưa hàng chục vạn quân đội nhà nghề, hàng triệu tấn bom đạn, vũ khí cùng các phương tiện chiến tranh tối tân sang Việt Nam. Rơi vào tình thế “ta càng nhân nhượng, địch càng lấn tới” và trước tình cảnh vận mệnh dân tộc “ngàn cân treo sợi tóc”, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tộc ta đã nhất tề đứng lên theo lời hiệu triệu của vị Cha già dân tộc. Vượt qua bao hy sinh, gian khổ, chúng ta đã giành thắng lợi cuối cùng tại Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đồng thời phải công nhận độc lập của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia và rút quân khỏi 3 nước Đông Dương. Một chiến thắng vinh quang, ý nghĩa và thần kỳ như thế, không phải là chiến thắng của chính nghĩa thắng phi nghĩa thì phải lý giải thế nào (!?). Vậy mà những cái loa rè tâm lý chiến vẫn cứ ra rả xuyên tạc thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta trên chiến trường Điện Biên Phủ.

Bên cạnh xuyên tạc bản chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, những phần tử cơ hội, phản động còn cố tình xuyên tạc, hạ bệ thần tượng lịch sử. Chúng phủ nhận tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện; phủ nhận vai trò chỉ huy tài ba của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta. Thủ đoạn này dù đã cũ, song vẫn gieo rắc sự nghi ngờ, làm phân tâm niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là giới trẻ hiện nay. Bằng sự vô cảm và nhẫn tâm, những kẻ chống phá cho rằng Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện chỉ là nhân vật hư cấu, bởi khẩu pháo nặng hàng tấn, với độ dốc cao như thế thì đến cả con voi to cũng bị đè nát chứ người bình thường không thể nào chèn được. Lại có kẻ tự xưng là văn nghệ sĩ vừa uống rượu vừa cười hô hố nói rằng, chắc anh Tô Vĩnh Diện bị đồng đội xô ngã vào bánh pháo!

70 năm đã trôi qua, Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện vẫn yên nghỉ trong Nghĩa trang liệt sĩ Đồi A1 (Ðiện Biên) bên những đồng đội của mình như Phan Ðình Giót, Bế Văn Ðàn, Trần Can cùng hàng ngàn liệt sĩ có tên hoặc chưa biết tên. 70 năm qua, hàng triệu đồng đội, du khách trong nước và quốc tế vẫn đến dâng hương, thể hiện tấm lòng biết ơn các anh. Với sự kiện và nhân vật lịch sử rõ ràng như thế trong Chiến thắng Điện Biên Phủ, nhưng các thế lực thù địch, phản động vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật, đến mức không thể chấp nhận. Cần mạnh mẽ lên án những cá nhân đã không nhìn nhận khách quan vấn đề khi xem các trang truyền thông đen mà còn vô ý thức chia sẻ những thông tin xuyên tạc độc hại ấy.

Trần Tú

Nguồn:  Báo Bình Phước

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG