Ngày 25/10/2023 Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Trang Việt Tân với cái giọng hằn học, chợ búa, luận điệu xấu xa, xuyên tạc về việc lấy phiếu tín nhiệm. Thực tiễn trong những năm qua, việc lấy phiếu tín nhiệm là một phần thể hiện quan điểm đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội, đây cũng là động lực cho những người được lấy phiếu tín nhiệm nhìn lại, xem các thiếu sót để làm tốt hơn công việc, trọng trách của mình. Qua đó đáp ứng kỳ vọng của cử tri đối với Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Trong thời gian qua đã được nhân dân, cử tri hết sức đồng tình ủng hộ, cùng những ghi nhận của cộng đồng quốc tế. Từ đó đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu sai trái của bọn Việt Tân.
Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.
Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải được thực hiện theo và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm thực chất, góp phần tăng cường niềm tin của cử tri và Nhân dân. Các hành vi vi phạm pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; góp phần tăng cường niềm tin của cử tri và Nhân dân. Các hành vi vi phạm pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc Việt Tân ra sức phủ nhận, công kích việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, nhằm hạ thấp vai trò của Quốc hội, của các đồng chí lãnh đạo được liếu phiếu, khi cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là việc phù phiếm, không có lợi ích, không đạt hiệu quả, không giải quyết được việc gì có lợi.
Đây không phải là một điều mới mẻ trong các luận điệu chống phá Đảng, Nhà nước, Quốc hội của Việt Tann. Tuy nhiên, trước mỗi quyết định có tính xây dựng tổ chức Đảng, nhất là công tác cán bộ thì chúng luôn lấy việc bài xích chủ trương, đường lối của Đảng và tìm mọi cách, tận dụng mọi thời cơ, mọi sự kiện trong công tác cán bộ để lồng vào đó thông điệp bôi bẩn, suy diễn, sặc mùi chống phá làm mất uy tín và niềm tin vào Đảng, Nhà nước ta.
THẾ HIỆP, HUY DU KCTĐ
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: