“Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc” câu nói đã khiến không ít các bạn thanh niên hiện nay dễ đồng tình chấp nhận. “Có tiền mua tiên cũng được”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, tiền tài đem lại sức mạnh, quyền lực cho con người – cũng là một thứ “hạnh phúc”. Còn địa vị thì khói phải nói, nó tạo ra nhiều thứ “hạnh phúc” cho con người: được “ăn trên ngồi trốc”, xe đưa xe đón, lại có quyền thế, bổng lộc, nhiều người quỵ lụy… Những “hạnh phúc” đó là có thật và nhiều người mơ ước được như thế. Nhưng nghĩ lại mà xem, đó có phải là hạnh phúc chân chính, đích thực và bền vững của con người không?
ảnh: internet
Trong cuộc sống mỗi chúng ta đều luôn khao khát và hướng tới để có được niềm hạnh phúc, đặc biệt là thanh niên khi họ bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay lại có một số thanh niên cho rằng “Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc”. Câu nói trên không hoàn toàn đúng bởi, hạnh phúc có thể đến từ nhiều khía cạnh, không nhất thiết là phải xuất phát từ tiền tài hay địa vị của con người; nó đã quá tuyệt đối hóa vai trò của tiền tài và địa vị trong việc đem lại hạnh phúc cho con người “Chỉ có tiền tài và địa vị ….” Mặc khác, thể hiện một quan điểm cũ kỹ và lỗi thời về hạnh phúc, một thứ hạnh phúc tầm thường nhờ tiền tài và địa vị để có được. Các Mác nói “Hạnh phúc là đấu tranh”; Domat cho rằng “Có ba điều để tạo nên hạnh phúc: thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và một trái tim trong sạch”. Vì vậy, hạnh phúc là được chia sẻ, thương yêu, được cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí. Ai biết tạo ra sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể, người đó mới có hạnh phúc thật sự.
“Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc” câu nói đã khiến không ít các bạn thanh niên hiện nay dễ đồng tình chấp nhận. “Có tiền mua tiên cũng được”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, tiền tài đem lại sức mạnh, quyền lực cho con người – cũng là một thứ “hạnh phúc”. Còn địa vị thì khói phải nói, nó tạo ra nhiều thứ “hạnh phúc” cho con người: được “ăn trên ngồi trốc”, xe đưa xe đón, lại có quyền thế, bổng lộc, nhiều người quỵ lụy… Những “hạnh phúc” đó là có thật và nhiều người mơ ước được như thế. Nhưng nghĩ lại mà xem, đó có phải là hạnh phúc chân chính, đích thực và bền vững của con người không? Không phải. Bởi vì, như Thác-cơ-rây, nhà văn Anh từng nói: “Tiền bạc không phải là vạn năng. Nó có thế mua được nhà cửa, nhưng không mua được gia đình. Nó có thể mua được cánh hầu, nhưng không mua được tình bạn…” Ở đây, gia đình và tình bạn mới là hạnh phúc chân chính thì tiền bạc không thể mua được. Cũng vậy, những thứ mà địa vị tạo ra trên đây đâu phải là hạnh phúc đích thực của con người. Thành ra, xét cho cùng, tiền tài và địa vị có thể xem như là một phương tiện, một điều kiện trong rất nhiều phương tiện, điều kiện để con người có hạnh phúc. (Ấy là chưa nói đến, có khi chính tiền tại và địa vị lại làm cho con người hư hỏng, tha hóa, bất hạnh như đã từng xảy ra trong cuộc sống). Bản thân tiền tài và địa vị không tạo ra hạnh phúc chân chính cho con người.
Như vậy có thể khẳng định rằng, tiền chưa bao giờ và không bao giờ là tất cả. Không ít người chẳng hề sung sướng ngay cả khi họ có nhiều tiền. Họ không kìm được lòng tham khi đứng trước đồng tiền, đứng trước những cám dỗ vật chất. Bị đồng tiền ám ảnh, lúc nào họ cũng muốn có nhiều tiền hơn. Họ luôn luôn khốn khổ nghĩ cách bảo vệ, nghĩ cách làm thế nào để kiếm được nhiều tiền. Có những gia đình, các bậc cha mẹ muốn thành công trên con đường sự nghiệp, muốn kiếm thật nhiều tiền. Vì thế mà họ sẵn sàng đánh đổi quãng thời gian ít ỏi bên gia đình để ra ngoài kiếm tiền. Nhưng cũng chính sự bận rộn đó lại vô tình đem lại một lỗ hổng không thể bù đắp. Đó là lỗ hổng về tình yêu, tình cảm gia đình. Đã có nhiều trường hợp, gia đình vì thế mà tan vỡ. Bạn có thể sẽ thành công trong sự nghiệp, sẽ có nhiều tiền nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra rằng, xung quanh không còn ai cùng bạn chia sẻ sự thành công đó.
Lớp trẻ hôm nay không ít thanh niên cậy có tiền là cư xử thô lỗ thiếu văn hóa với người khác nhất là những người nghèo. Sẵn sàng bỏ tiền để thuê làm chuyện này, chuyện kia. Biểu hiện một số sinh viên, học viên bỏ tiền chạy điểm, mua điểm, bỏ tiền nhờ học thuê, thi mướn… Đây là những lệch lạc mà bản thân họ rồi cũng phải trả giá. Không ít thanh niên ngày nay ảnh hưởng quan niệm của xã hội đen cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền. Đây là những quan niệm hết sức sai lầm, nếu đồng tiền có thể thay thế được mọi thứ thì sẽ không có tri thức chân chính, tình cảm chân thành và mọi thứ đều có thể trở thành hàng hóa thì thật là nguy hiểm. Do đó, đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải nhận thức cho đúng và kiên quyết phê phán với những quan niệm sai trái này.
Cũng chính quan niệm này sẽ làm cho một số cán bộ đảng viên đang bị xoay vào vòng xoay của sự thay đổi trong cuộc sống, họ luôn cố gắng bằng mọi giá, tìm mọi cách để có được nhiều tiền bạc và địa vị …. Đây cũng chính là lực lượng mà các thế lực thù địch hướng tới nhằm tha hóa giới trẻ, khơi dạy ham muốn bản năng, thói thích hưởng lạc từ đó lôi kéo để thực hiện mưu đồ chống phá Đảng và Nhà nước ta. Ngày nay, khi mà chất lượng cuộc sống ngày càng phát triển, con người càng không thể thiếu thốn tiền bạc. Nhưng đừng cho rằng có tiền là có tất cả. Tiền chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biêt cách vận dụng nó. Đồng tiền vốn chỉ là một thứ hàng hoá nhưng chính lòng tham của con người đã biến đồng tiền trở nên xấu xa và tội lỗi. Tiền không phải là tất cả nhưng chính con người lại cố tình biến nó thành tất cả. Đừng để đồng tiền biến bạn trở thành nô lệ. Hạnh phúc có hay không tuỳ thuộc vào cách bạn sử dụng đồng tiền mà không tỉ lệ thuận với số tiền bạn không có trong tay. Bản thân mỗi chúng ta cần phải tạo ra niểm vui cho mình mỗi ngày bằng cách luôn suy nghĩ tích cực, cố gắng làm việc và hoàn thành mục tiêu, yêu thương mọi người xung quanh; hạnh phúc chân chính sẽ đến với những ai biết cống hiến và nhận những tình cảm chân thành, sống đầy đủ với những hoài bão và ước mơ lớn lao.
MINH. HẢI
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: