Friday, November 22, 2024

Sự thật về “đấu tranh dân chủ” trên facebook – Bài 1

Biến mạng xã hội thành công cụ “đấu tranh dân chủ” hiện đang là thủ đoạn chủ yếu của một số người tự nhận là “nhà dân chủ” để qua đó đưa ra các luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo.

Thời gian trước, việc ra tuyên bố hay lập một tổ chức là không dễ, cho nên mấy “nhà dân chủ” phải liên lạc, bàn soạn, thuyết phục nhau. Nay nhờ có Facebook việc thành lập, tham gia, giải tán tổ chức, hội nhóm nào đó của mấy “nhà đấu tranh dân chủ” ở trong và ngoài nước chỉ cần có… vài giây. Vẫn ngần ấy con người, cộng thêm vài anh lớ ngớ bị phỉnh phờ nào đó là sẽ có đủ ban bệ để khai sinh một tổ chức hay một phong trào nghe tên loảng xoảng. Ðó là lý do vì sao mỗi vị này lại có thể tham gia hàng chục tổ chức với “chức vụ” khác nhau, và vì sao một số tổ chức ra đời dù được PR rầm rộ, nhưng không lâu sau lại mất hút, chỉ còn mỗi cái vỏ tồn tại vật vờ trên Facebook. Cũng là lý do vì sao mấy vị “dân chủ” trong và ngoài nước lại đua theo mode “xã hội dân sự” (XHDS) nhằm biến cái nhóm cỏn con của mình thành “tổ chức XHDS”, để nay làm diễn viên ở “tổ chức XHDS” này, mai lại thủ một vai ở “tổ chức XHDS” khác, tạo thành “phong trào nhộn nhịp” trên internet, nếu không biết lại ngỡ “phong trào dân chủ xứ Việt” đang vào hồi cao trào, bùng nổ!

Sự thật về “đấu tranh dân chủ” trên facebook – Bài 1

Thí dụ, tổ chức khủng bố “Việt tân” diễn trò phá đám tại các phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền của Việt Nam, phá hoại các đợt đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, bầu đoàn tất thảy chỉ có mấy thành viên “Việt tân” nhưng lấy danh nghĩa đại diện tới bảy “tổ chức”. Ðược PR rầm rộ nhưng kỳ thực mỗi nhân vật đại diện đó đứng chân trong vài ba cái “tổ chức”, chỉ lòe được người không biết, còn người biết chuyện thì nhận ngay ra bầu đoàn “Việt tân” đang… diễn kịch! Bởi vậy điềm tĩnh một chút sẽ thấy, các tổ chức đó cứ như bong bóng xà-phòng, nổ càng to thì tan vỡ càng nhanh, hình như chúng được lập ra theo nguyên tắc đạt “chỉ tiêu số lượng”, bất kể bên trong lỏng lẻo, rệu rã thế nào. Hẳn là vì thế với những gì đã diễn ra trên mạng, chính quyền rất ít sử dụng Ðiều 79, Ðiều 88 Bộ luật Hình sự, bởi còn xét xem đó là “anh hùng chém gió” hay kẻ có khả năng gây tý “thiệt hại” nào cho sự vững mạnh của chính quyền? Cho nên các “nhà dân chủ” lại càng có cơ hội lên Facebook ba hoa “chiến đấu với công an”! Mấy kẻ ở hải ngoại và mấy “con bệnh tiềm năng” trong nước thì trầm trồ thán phục, nhưng kẻ cùng hội cùng thuyền thì thấy ngay đồng bọn đang diễn trò gì, nên hễ cứ có cơ hội là dùng Facebook tỏ thái độ chế giễu, coi thường. Mới có chuyện “nhân sĩ” nọ bị một nhân vật có tên BH chỉ mặt vạch tên. Vì một bên vừa muốn lợi dụng vài kẻ hung hăng để làm “lính xung kích” che mũi tên, hòn đạn rồi nấp sau lưng hô “đả đảo”, nhưng lại vừa không muốn kẻ bị lợi dụng hung hăng quá mức làm xấu mặt “nhân sĩ”, nên mới ví von thế này thế kia. Một bên kia cũng không vừa, vừa bị ví von là tức tốc vạch trần thói đạo đức giả, lại vừa hèn, vừa cơ hội, vừa muốn “ăn trên ngồi trốc”, rồi nói thẳng rằng nếu không có kẻ hung hăng ít chữ thì lấy đâu ra danh “nhân sĩ”, làm sao được đám “cờ vàng” tôn vinh, làm sao được chính giới phương Tây trọng vọng,…!

Trên thực tế, Facebook không chỉ là nơi hành nghề, mà còn là nơi mấy “nhà dân chủ” thực hành các thủ đoạn ma giáo. Mỗi vị có tới dăm ba cái nick, thậm chí chục cái nick. Ðể phát động một chiến dịch và khiến cho nó ngập tràn Facebook là không khó, nhất là khi có cả đám người từ bên kia địa cầu suốt ngày “chia sẻ” qua màn hình vi tính, cộng thêm khoản mua like, kích bài. Nên không thể kể hết trong một năm có bao nhiêu phong trào được phát động trên internet, nào là tuyệt thực tại gia, tưởng niệm tại gia, biểu tình tại gia, tẩy chay tại gia, phản đối tại gia, đến ký tên vào kiến nghị này, tuyên bố kia. Mỗi phong trào thường trưng lên avatar hình ảnh ra vẻ là có “sức mạnh, số đông” để gây áp lực dư luận trên mạng, tạo ảo tưởng cho nhau, lòe thiên hạ rằng “nhân dân đang chán ghét”, “giới trẻ”, “giới blogger” thì đang bất bình! Ðể khuếch trương, đầu nậu ở hải ngoại móc ngoặc với BBC, VOA, RFA, RFI, hay mấy trang tin đông người đọc giúp mấy “nhà dân chủ” trả lời phỏng vấn, tường thuật, tự ca ngợi và ca ngợi lẫn nhau.

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG