Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ việc tạm hoãn thi ITELS là thể hiện sự tôn trọng và chấp hành pháp luật Việt Nam. Như vậy, những ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân tổ chức từ chủ trương này đang làm dư luận dậy sóng là vì đâu?
Thí sinh thi itels
Có nhiều quan ngại trong dư luận với lý do về việc hoãn đột ngột các kỳ thi này sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu của cá nhân tổ chức. Tuy nhiên, việc tạm hoãn nói trên không phải là thực hiện không theo lộ trình. Vì sau nhiều năm hướng dẫn các bên liên kết thông qua nhiều kênh và nhiều hình thức không có kết quả, đầu tháng 11/2022 Bộ GD&ĐT mới có thông báo về việc tạm hoãn các kỳ thi IELTS.
Tại TP.HCM việc tạm hoãn thi chứng chỉ quốc tế đã được thực hiện từ đầu tháng 9, nay đã tháng 11 rồi, những phản ánh về sự điều hành giật cục của Bộ GDĐT là không chính xác. Các tổ chức khác đã ra thông báo tạm hoãn các kỳ thi này để bổ sung hồ sơ chờ Bộ GD&ĐT phê duyệt và công khai để xã hội thực hiện giám sát.
Những vấn đề dư luận lo lắng về quyền lợi người học hiện tại là có cơ sở nhưng không hoàn toàn đúng. Những tổ chức cá nhân bị ảnh hưởng quyền lợi từ chủ trương này là có thật. Nhưng điều đáng lo ngại khi trước một chủ trương mới thì những bất cập thường bị thổi phồng.
Được biết, Bộ GD&ĐT sẽ cùng các đơn vị có liên quan giải quyết vướng mắc và có những phương án để hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng đến người dân. Bên cạnh đó có những giải pháp tạm thời đối với người lao động và du học sinh thì giải trình và xin bổ túc hồ sơ hay tham gia thi cấp chứng chỉ tại một quốc gia phù hợp với điều kiện cá nhân. Theo trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thì việc tạm hoãn này không ảnh hưởng đến đầu ra của sinh viên khi nhà trường tăng cường các kỳ thi tại trường. Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã có sẵn những phương án tuyển sinh thay thế kiểm tra đầu vào và khẳng định việc này cũng có thuận lợi nhất định cho phân xếp lớp.
Thời gian gần đây Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều Thông tư mang tính thiết thực liên quan đến chứng chỉ ngoại ngữ, trong đó có nội dung bỏ chứng chỉ này đối với giáo viên và 19 ngành nghề khác. Mạnh dạn đổi mới, quyết liệt khắc phục những vấn đề còn tồn tại là điều không thể thiếu trong mục tiêu chấn hưng nền giáo dục nước nhà trong thời kỳ mới. Cuộc lột xác nào đến hoàn thiện cũng phải trải qua những con đau của chiếc kén tằm. Nếu không phải bây giờ thì đến bao giờ? Hãy để ngành giáo dục thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy!
Hạnh Phúc
Nguồn: Cánh cò
Nguồn: