Sunday, November 24, 2024

Không biết hay cố tình xuyên tạc?

Khi đăng bài viết này, mục đích mà Việt Tân hướng đến không có gì khác ngoài bôi nhọ, phủ nhận những công sức, thành quả của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn, cấp bách của người dân. Bằng nhận thức bình thường nhất của một con người, chúng ta có thể nhận thấy những câu hỏi mà Việt Tân đưa ra đã có những câu trả lời xứng đáng.

Những ngày qua, trang facebook của Việt Tân đăng tải bài viết với tiêu đề “MUỐN NHẬN BỒI THƯỜNG TIỀN… THÌ LÊN TI VI MÀ ĐÒI”.  Nội dung bài viết đặt ra một loạt câu hỏi liên quan đến tiền bồi thường, tiền hỗ trợ, tiền bảo hiểm tiền gửi. Những “nhà zân chủ” Việt Tân cho rằng người dân Việt Nam “từng nhận nhiều trái đắng từ Nhà nước”. Cuối bài viết là câu hỏi “tin được hay không”. Khi đăng bài viết này, mục đích mà Việt Tân hướng đến không có gì khác ngoài bôi nhọ, phủ nhận những công sức, thành quả của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn, cấp bách của người dân. Bằng nhận thức bình thường nhất của một con người, chúng ta có thể nhận thấy những câu hỏi mà Việt Tân đưa ra đã có những câu trả lời xứng đáng.

Không biết hay cố tình xuyên tạc?

Thứ nhất, đối với số tiền bồi thường cho thảm họa Formosa. Như chúng ta đã biết, sau khi để xảy ra sự cố Formosa, Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã chi trả số tiền bồi thường 500 triệu USD cho Chính phủ Việt Nam vì xả chất độc ra môi trường biển làm cá chết hàng loạt. Chính phủ giao cho các bộ, ngành và các địa phương xây dựng phương án về bồi thường thiệt hại như: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, xử lý môi trường bền vững… Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 10/4/2018, tổng số tiền các địa phương đã rút từ Kho bạc Nhà nước để thanh toán chi trả cho các đối tượng do Bộ Tài chính tạm cấp là 6.382.115 tỉ đồng/6.943,2 tỉ đồng (đạt 91,92%). Trong đó, Hà Tĩnh 1.612,8 tỉ đồng/1.660,8 tỉ đồng; Quảng Bình 2.638,634 tỉ đồng/2.721,2 tỉ đồng; Quảng trị 1.001,418 tỉ đồng/1.010,48 tỉ đồng; Thừa Thiên – Huế 961,109 tỉ đồng/966,87 tỉ đồng. Số tiền còn dư sau quyết toán còn khoảng trên 7,3 tỉ đồng. Bộ Tài chính đã giao cho các địa phương để thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 12/QĐ-TTg và Quyết định 2124/QĐ-TTg. Cụ thể hỗ trợ học phí, bảo hiểm y tế, hỗ trợ đào tạo, tạo việc làm, hỗ trợ lãi suất… Điều này thể hiện rõ tầm nhìn của Nhà nước ta khi không chỉ quan tâm đến hiện tại mà còn đặc biệt quan tâm đến tương lai của người dân bị ảnh hưởng.

Với câu hỏi thứ 2 và 3 của Việt Tân, xin được thống kê nguồn tài chính cho công tác phòng, chống dịch được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương). Quỹ bảo hiểm y tế, nguồn tài trợ, hỗ trợ bằng tiền, hiện vật của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thông qua Quỹ vắc xin phòng COVID-19, Mặt trận tổ quốc các cấp và hỗ trợ trực tiếp cho chính quyến, các sở y tế. Tổng số ngân sách Nhà nước đã chi cho công tác phòng, chống dịch hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID- 19 và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng bệnh viện dã chiến trong năm 2020 là 19.642,57 tỉ đồng. Đến nay tổng số trung ương đã quyết định sử dụng là 35.752,9 tỉ đồng. Trong đó 20 nghìn tỉ đồng kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi NSTW năm 2019 chuyển nguồn sang năm 2020 sử dụng để hỗ trợ người dân theo Nghị quyết số 936/NQUBTVQH14 ngày 05/5/2020 của UBTVQH. Năm 2021 thực hiện chi hỗ trợ người dân: 4,54 nghìn tỉ đồng trong đó UBTVQH đã quyết định chi 3 nghìn tỉ đồng để bổ sung nguồn dự phòng NSTW năm 2021, tập trung cho phòng, chống dịch; còn 1,54 nghìn tỉ đồng tiếp tục chi hỗ trợ người dân theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ (theo Nghị quyết số 393/NQ-UBTVQH15 ngày 30/9/2021 của UBTVQH). Ngoài ra, theo báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (văn bản số 3038/MTTW-BTT ngày 30/9/2021), tổng số tiền, hiện vật do MTTQVN các cấp vận động cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 01/5/2021 đến ngày 30/9/2021 là 10.444 tỉ đồng. Tổng số đã phân bổ sử dụng là 8.633 tỉ đồng. Nguồn lực ngân sách Trung ương bố trí có thể sử dụng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong năm 2022 khoảng 30.500 tỉ đồng. Đó là những con số biết nói thể hiện sự quyết tâm ngăn chặn những diễn biến phức tạp cua dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hộ đối với mọi đối tượng, nhất là người dân, người lao động, theo đúng phương châm” không để ai bị bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 của Đảng, Quốc hội, và Chính phủ Việt Nam.

Với câu hỏi của Việt Tân “Bảo đảm 125 triệu trong ngân hàng TIN ĐƯỢC KHÔNG”, xin trả lời, Việt Tân chẳng hiểu biết gì về luật Bảo hiểm của Việt Nam.

Tại Việt Nam, hệ thống Bảo hiểm tiền gửi được thành lập từ năm 1999 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000 với hạn mức tối đa ban đầu là 30 triệu đồng. Đến năm 2005, hạn mức này lại được nâng lên mức 50 triệu đồng. Kể từ ngày 05/8/2017, hạn mức này tiếp tục được nâng lên 75 triệu đồng. Đến ngày 12/12/2021 một lần nữa hạn mức này được nâng lên 125 triệu đồng. Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết cơ sở để đưa ra con số này là: Năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; thực rạng tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam; quy mô tiền gửi, thông lệ, chuẩn mực thế giới. Cụ thể với hạn mức 125 triệu đồng ta đã thực hiện đúng thông lệ quốc tế và khuyến nghị của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi nên có giới hạn, đáng tin cậy và bảo hiểm cho phần lớn người gửi tiền(bảo vệ toàn bộ 90-95% người gửi tiền). Việc nâng hạn mức tiền gửi lên 125 triệu đồng chứng tỏ năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong 4 năm qua. Theo quy định, bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bao hiểm jhi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiển gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Quan điểm của Chính phủ là bảo vệ tối đa lợi ích người gửi tiền. Do đó, trong bất cứ trường hợp nào, phương án xử lý các tổ chức tín dụng đều phải đặt ưu tiên hàng đầu là bảo đảm lợi ích của người gửi tiền, bảo đảm an toàn hệ thống, củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, không gây đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát.

Nghiên cứu các vấn đề xã hội cấp bách của đất nước ta, mỗi người dân đều thấy được đường lối, chính sách đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Quốc hội và Nhà nước Việt Nam. Đều lấy lợi ích của nhân dân, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của người dân lên hàng đầu. Bằng việc đặt câu hỏi giả vờ “ngờ nghệch” Việt Tân càng cho thấy bản chất gian sảo, phản động nhằm phủ nhận các thành quả trong phát triển lợi ích xã hội vì người dân, phát triển kinh tế bền vững thể hiện chiến lược phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội, vì lợi ích quốc gia dân tộc lâu dài.

NGÔ MINH

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG