Friday, November 22, 2024

NHÀ BÁO TRẦN ĐĂNG TUẤN PHẢN PHÁO NGUYỄN QUANG VỤ TRƯỜNG TIỂU HỌC LŨNG LUÔNG

Nhà báo Trần Đăng Tuấn chủ xị quỹ “bữa cơm có thịt” vừa có bài viết trên fb cá nhân gửi tới Pín Vô học Nguyễn Quang xung quang việc xây dựng trường tiểu học Lũng Luông, xin trích dẫn nội dung:

“Gửi anh Quang :

– Lũng Luông không phải là xã. Nó là cái bản to của xã Thượng Nung. Nó xa cách trung tâm xã nên người ta tách trường Tiểu học Thượng Nung thành hai, lập trường Lũng Luông riêng vì ở đó đông trẻ con đi học. Khi lập trường thì chỗ đó chỉ là điểm trường của bản, mấy nhà gỗ thưng nửa tường, rét mướt. Nên việc có trường học là cấp thiết.

– Đàn ông (và dĩ nhiên, đàn bà) Lũng Luông mắt không “vằn đỏ”. Có khách quý nhau họ vẫn nâng cốc chạm với khách rồi lại đặt xuống không uống. Tại sao thì anh lên tìm hiểu đạo giáo của họ.

– Trường xây ở Lũng Luông thực ra là hai trường Mầm Non và Tiểu học cùng một khu. Trước khi xây đã có 120 học sinh tiểu học và gần 50 trẻ mầm non. Hai lớp học Mầm Non mới xây đã thiếu rồi vì phụ huynh muốn gửi trẻ nhiều hơn. Tiểu học khá hơn vì mấy năm trước có 120 học sinh, xây 8 lớp dự tính đủ cho 160 đứa, chắc một thời gian rồi cũng kịch trần sức chứa. (Lớp trên núi nhỏ vì ít học sinh hơn xuôi, bình quân trên 20 đứa/lớp. Nhưng chả nhẽ để học ghép ở trường mới?)

– Phụ huynh Lũng Luông không cho con đi học để lấy tiền, vì Lũng Luông không phải là Trường dân tộc Nội trú, cho đến năm học vừa qua không có chính sách nuôi ăn của Nhà nước. Một số em nhà xa quá không về được nên ở lại thì tiền ăn mấy năm qua giống như nội trú là tiền từ thiện, giao cho thày cô nấu cho chúng nó ăn. Lũng Luông chưa dạy hai buổi 6/6 ngày mà chỉ 3 buổi, nên có hỗ trợ từ thiện ăn trưa những hôm chiều học.

– Học sinh Lũng Luông đi học chăm, không chạy vào rừng mà học hành tử tế. Giờ ra chơi chúng nó ùa nhau lên thư viện đọc sách truyện vì đó là món mới lạ khi có trường mới. Chúng đặc biệt mê sách do anh Nguyễn Hữu Tuyền gửi từ trong Nam ra cho. Cô giáo phải chia mỗi giờ ra chơi hai lớp vào thư viện để đỡ đông. Các cô đang nì nèo xin giúp máy vi tính để dạy chúng vì chúng nó cũng thích món mới này.

– Chuyện trẻ con thích quà thì đâu cũng thế. Trẻ con xin quà có thể thấy ở nơi khách du lịch hay qua như Sapa hay dọc tuyến du ngoạn. Sâu trong núi trẻ con thật như cây rừng. Cho thì lấy, không cho không xin. Những người lên núi khi phát quà hay phải kiểm tra kỹ, vì nếu sót đứa nào nó cũng im lặng không nói.

– Chuyện phải vận động trẻ con đi học (do chúng nó nhà xa, nghèo, phong tục…) là có. Nhưng sự thật là bây giờ đa số trẻ con đi học. Quan niệm dân vùng cao không thích đi học là sản phẩm của người ngồi dưới thành phố nghĩ ra. Dưới xuôi thì học sinh đi đại học lớn rồi còn ngỡ ngàng cuộc sống ký túc. Trên núi có nhiều nơi lớp 1 đã ở ký túc nội trú. Bé tý mà mang củi hàng tuần đến góp, tự sống tự lo. Cuối tuần đứa nào bố mẹ không đón dắt nhau đi băng rừng về. Nhiều lán trại tự dựng gần trường để sống và theo học.

– Ảnh anh Ngô Bảo Châu trong lớp ở Lũng Luông mấy năm trước, chỉ có 7 đứa trẻ: Lần đó anh Châu cùng chúng tôi lên khi đã vào lúc trưa, tan học sáng, học sinh đã về. Còn ít đứa nhà xa không về ở lại. Anh Châu không vào lớp đang học, không dạy học, chỉ là cuộc giao lưu vui vẻ để biết kỹ năng và sự mạnh dạn của mấy đứa trẻ đó thôi.
Từ cái ảnh đó nhân lên mấy lớp (tự nghĩ ra) thành 30 em cả trường thì là trí tưởng tượng của anh thôi. Trên Trường Lũng Luông gần 200 đứa trẻ cả Mầm non cả Tiểu học hàng ngày đến lớp. Lũng Luông không xa Hà Nội, đi mấy tiếng đến nơi, cho nên không phải chỉ núi với rừng làm chứng mà ai muốn đều biết dễ dàng. 

– Cô trò trên đó từ khi có trường mới đã hơn năm rồi chăm trồng cỏ trồng hoa và chăm cây. Lần cuối tôi lên đó thấy trẻ con trực nhật đi lấy nước lau cửa. Anh không phải đến nỗi lo một năm nữa nó tan nát. 

– Đầu ai nấy nghĩ. Anh cho là dân trên đó chỉ “bú diệu” không cần chữ, nhà nước làm trường là vô bổ. Người khác lại muốn giúp chúng sách vở học hành. Tuỳ ý thích thôi. Nước sông không phạm nước giếng. Các chuyện khác thuộc quan điểm tôi cũng không quan tâm. Tôi nói mấy điều trên chỉ vì chuyện sai về trẻ con, biết không nói lại thì bất nhẫn.” 

NHÀ BÁO TRẦN ĐĂNG TUẤN PHẢN PHÁO NGUYỄN QUANG VỤ TRƯỜNG TIỂU HỌC LŨNG LUÔNG

Bà Nguyễn Thanh Phượng (áo đỏ)- nhà tài trợ chính.

NHÀ BÁO TRẦN ĐĂNG TUẤN PHẢN PHÁO NGUYỄN QUANG VỤ TRƯỜNG TIỂU HỌC LŨNG LUÔNG

Bài viết trên fb Nguyễn Quang

Được biết, công trình Trường học Lũng Luông do Quỹ Trò Nghèo Vùng Cao đầu tư xây dựng từ năm 2014 và hoàn thành vào tháng 9 năm 2016. Đến nay sau hơn 1 năm đi vào hoạt động. Công trình này do Quỹ Trò Nghèo Vùng Cao (Chương trình Cơm Có Thịt) đầu tư, với sự tài trợ của Phoenix Foundation – Quỹ Phượng Hoàng do bà Nguyễn Thanh Phượng (con gái Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) làm Chủ tịch, chủ trì thiết kế là KTS Hoàng Thúc Hào và KTS Vũ Xuân Sơn. Công trình có quy mô gần 4,000 m2 xây dựng bao gồm: 8 lớp khối tiểu học, 2 lớp mầm non, phòng đa năng, hiệu bộ, ký túc xá cho học sinh – giáo viên, bếp, vệ sinh, sân vườn.

(Theo sandinhblog.com)

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG