Friday, November 22, 2024

Đừng lợi dụng thiện nguyện để thực hiện mưu đồ trá hình

Tương thân tương ái, giàu tinh thần thiện nguyện, luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay và đây là truyền thống tốt đẹp cần được nhân lên trong xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước ta không cho phép bất kỳ ai lợi dụng “chiếc áo” từ thiện nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi, thậm chí còn có hành vi tiêu cực gây kích động trong Nhân dân.

Đừng lợi dụng thiện nguyện để thực hiện mưu đồ trá hình

Một số tài liệu truyền đạo trái phép được phát hiện trong một số túi quà thiện nguyện ở Kỳ Sơn

Việc lan tỏa những cái đẹp là tốt, nhưng nếu tung hô quá mức sẽ dẫn đến hệ quả khôn lường, bất kỳ ai cũng có thể khiến mình trở thành công cụ chính trị bất đắc dĩ trong hoàn cảnh ấy. Tình trạng tuyên truyền, tung hô quá đà, thậm chí lạm dụng, hiểu và làm sai mục đích nhân văn trong hoạt động từ thiện của một số cá nhân, tổ chức sẽ là cái cớ để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để công kích chính quyền, gây mất đoàn kết cộng đồng. Mỗi một người dân Việt Nam làm thiện nguyện phải hiểu rõ giới hạn của mình ở đâu và biết dừng lại đúng lúc. Dừng đúng lúc không có nghĩa là thôi không làm từ thiện nữa; mà dừng lại là tự đặt cho mình một giới hạn nhất định không vượt quá những điều không được phép của một công dân. Và mọi người dân Việt Nam phải luôn nhớ rằng dù có là cô tiên, ông tiên trong truyện cổ tích thì cũng phải làm việc trong khuôn phép của nhà trời, đó chính là phải thượng tôn pháp luật.
Thử nghĩ, Nhà nước ta chấp nhận tất cả những tiêu chí riêng của các cá nhân làm từ thiện, các nhóm từ thiện, sẽ dễ dẫn đến hệ lụy. Bởi mỗi một người dân làm từ thiện, hay một đoàn người làm từ thiện có mức hỗ trợ khác nhau, tiêu chí khác nhau và mong muốn hỗ trợ cho các đối tượng khác nhau… nên khi triển khai, không chỉ gây ra nạn không chấp hành quy định pháp luật, thiếu công bằng xã hội mà còn bắc cầu mầm bất ổn xã hội…

Bên cạnh đó Lợi dụng thiên đồng bào huyện Kỳ Sơn bị lũ ống, lũ quét xảy ra trên địa bàn. Một số tổ chức, cá nhân này có ý định thông qua hoạt động từ thiện nhân đạo để xây dựng hình ảnh, gây dựng thiện cảm, tìm chỗ đứng trong xã hội. Tình hình hiện nay cũng dễ dẫn tới tình trạng “biến gia vi tự” xảy ra nhiều hơn ở một số tôn giáo và tín ngưỡng.

Một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng tình hình thiên tai xảy ra trên địa bàn huyện Kỳ Sơn để tuyên truyền một số sách về tín ngưỡng, tôn giáo, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh trật tự. Ai trong chúng ta đều là công dân của đất nước Việt Nam. Mỗi việc làm có ích cho cộng đồng đều tốt nếu chúng ta có tâm tốt, có hướng xây dựng đất nước và giúp đỡ đồng bào. Chúng ta làm vì chữ tâm nhưng đừng quên việc chúng ta cũng đang làm chỉ như góp phần nhỏ vào công việc lớn của đất nước.

Người làm từ thiện chân chính phải là người có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để rà soát, lập danh sách chính xác về trường hợp đủ tiêu chuẩn nhận hỗ trợ, cũng như nội dung cần hỗ trợ. Tránh việc làm tự phát, cảm tính, gấp gáp tạo nguy cơ gây mất đoàn kết và có thể thành cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, công kích, xuyên tạc. Người làm từ thiện chân chính cũng không phải là người cho mình cái quyền tự quyết định mọi việc. Đó chính là loại uy tín do phóng đại thành tích của mình, thổi phồng khuyết điểm người khác. Họ lẩn tránh khuyết điểm của bản thân, nhưng lại khoét sâu hoặc xuyên tạc khuyết điểm người khác; phóng đại thành tích để thông báo, tự ca ngợi mình; luôn đề cao cá nhân, coi mình là nhất… Loại uy quyền, “dân chủ giả hiệu” này rất nguy hại, nó ngấm ngầm phá vỡ mối đoàn kết toàn dân tộc.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, nỗ lực hết sức để hoạt động từ thiện ngày càng lan tỏa. Đồng thời nỗ lực xây dựng các cơ chế, hành lang pháp lý để hoạt động từ thiện ngày càng phát huy giá trị, mang lại ý nghĩa thiết thực, cụ thể với người gặp khó khăn, cần giúp đỡ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mỗi người dân trong xã hội cũng cần tự ý thức hoạt động từ thiện phải được tiến hành từ cái tâm trong sáng, không làm từ thiện chỉ vì để nâng mình lên, có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, địa phương liên quan,… Bởi chỉ như vậy mới thật sự phát huy được sức mạnh của cả cộng đồng trong hoạt động từ thiện, giúp việc làm thiện nguyện đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả.

Thiết nghĩ rằng, mục đích cuối cùng của “thiện nguyện” là giúp người, giúp mình; giúp người nghèo vượt qua khó khăn, chung tay cùng chính quyền lo cho dân có cuộc sống no ấm, bình yên và giúp chính cái tâm của người làm thiện nhẹ nhàng thanh thản hơn bởi “niềm vui là cho đi”, thể hiện tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia giữa con người với con người, là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Đại Ngàn

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG