Khánh Ly tên thật là Nguyễn Lệ Mai, sinh ngày 6-3-1945 tại Hà Nội. Năm 1954, Khánh Ly theo mẹ di cư vào miền Nam. Năm 1962, Khánh Ly bắt đầu hát tại các phòng trà Sài Gòn, gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Đà Lạt. Phát hiện giọng ca đặc biệt của cô ca sĩ trẻ, Trịnh Công Sơn đã mời Khánh Ly về Sài Gòn. Sau khi được tin người chồng là lính ngụy đã tử trận, nghe lời người thân khuyên, Khánh Ly cùng ba đứa con sang Mỹ. Sang đến “miền đất hứa”, Khánh Ly phải làm nhiều việc rất vất vả để kiếm tiền nuôi con. Về sau, Khánh Ly sang được một cái sạp nhỏ để bán hàng nhưng cũng thua lỗ. Trong lúc túng bấn, Khánh Ly gặp và kết hôn với N.H.Đ, là chủ bút tờ báo Hồn Việt, một trong số những tờ báo của người Việt xuất hiện đầu tiên tại hải ngoại với những bài viết chống đất nước khá quyết liệt. Điển hình như trong chương trình VCD 30 năm viễn xứ do Thúy Nga Paris Bynight sản xuất, Khánh Ly hát những câu như thế này: “Ba mươi năm cuộc tương tàn, người giết người không kịp mở mắt, nửa nước này cố giết một nửa nước kia để lập chiến công”. Cũng trong chương trình này, Khánh Ly cùng với Thế Sơn, Thái Hòa tam ca bài hát: “Tôi bỏ nước đi để tránh hai chữ tội đồ, anh trả tự do bằng máu xương, em đổi bằng thân xác, vì tự do, ta mang đời lưu vong”.
Ngày 20-2-2004, tại khách sạn Capital Hilton, Washington DC, Khánh Ly và Nam Lộc trong vai trò người dẫn chương trình biểu diễn mang tên “Xin đừng quên tôi” do Trịnh Hội và Nguyễn Đình Thắng tổ chức, đã đề nghị Bằng Kiều xé lá cờ đỏ sao vàng trước mặt khán thính giả.
Ngày 24-11-2002, tại khu Little Sài Gòn, bang California, Khánh Ly có mặt trong đại nhạc hội Tạ ơn chiến sĩ tự do kỳ 2 gây quỹ để xây dựng “tượng đài chiến sĩ tự do Việt Mỹ”. Tại đây, Khánh Ly hùng hồn tuyên bố: “Tôi rất hân hạnh được cùng các anh chị em xuống đường để chúng ta bắt đầu phát động chương trình góp một bàn tay để bước qua giai đoạn thứ hai là kết thúc công việc xây dựng tượng đài. Tôi nghĩ là mặc dù có trễ nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta cũng tiến hành đến bước cuối cùng, đây cũng là một cái nhà của tất cả những người đã hy sinh cho chúng ta trên quê hương. Tôi chắc là anh hồn của những chiến sĩ đó muốn theo chúng ta qua bên này, ở xứ sở tự do và không có cộng sản. Tôi mong là tất cả mọi người cùng đóng góp để chúng ta có nơi chốn gặp nhau, nơi chốn xứng đáng để thắp hương, để treo lá cờ vàng ba sọc đỏ. Và những người ngoại quốc nữa, họ cũng đến để tưởng nhớ lại những người bạn cùng chiến đấu với họ trong cuộc chiến vừa qua”.
Câu chuyện Khánh Ly ko thực hiện được chương trình ca hát của mình tại Hà Nội vì lý do sự cố điện trong những ngày qua đang nhận được sự quan gân của dư luận mạng xã hội những ngày qua. Đa phần người dân, cộng đồng mạng xã hội đều hài lòng vì quyết định trên vì điều đó vừa đảm bảo an toàn cho những người “nghệ sĩ” và các khán giả và hơn hết thảy nhiều người không muốn nghe giọng hát của Khánh Ly – người đã không ít lần có những lời nói, bài hát mang tính chất chống cộng cực đoan. Vậy nhưng đáng tiếc thay, một số người lại lấy sự cố về điện tại chương trình ca hát này để “thêu dệt” phản ánh sai lệch về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
Đinh Hữu Thoại là người đã không ít lần đăng tải về các bài viết để ủng hộ cho các chương trình ca hát, cho những lời nói, bài hát chống cộng của ca sĩ Khánh Ly, trong đó có chương trình do ca sĩ Khánh Ly thể hiện tại Đà Lạt, Lâm Đồng cách đây không lâu. Và liên quan đến sự cố điện đã phải hoãn chương trình của ca sĩ Khánh Ly gần đây Giuse Đinh Hữu Thoại vẫn tiếp tục với “giọng điệu” cũ khi ”thêu dệt” về “văn hoá cách mạng” để nói về về cái gọi là “ca sĩ nổi tiếng cái “cúp” ở cuối sự nghiệp, đó là cúp điện”. Về thực tế sự cố an toàn điện thì chính quyền, lực lượng chức năng đã có thông tin cụ thể đến những người tổ chức chương trình và dư luận mạng xã hội. Còn cái gọi là “ca sĩ nổi tiếng” mà Giuse đang đề cập đến Khánh Ly thì có lẽ Giuse đang cố tình “đánh lận con đen”. Bởi lẽ, đến giờ Khánh Ly còn được trở về với đất mẹ Việt Nam và được ca hát đã là sự may mắn rồi.
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ
Nguồn: