Monday, November 25, 2024

Đi tìm lời giải cho bài hát “gia tài của mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Bài 2

Trong giai đoạn đỉnh quân số của Quân đội Mỹ triển khai ở chiến trường miền Nam Việt Nam lên đến 541.933 quân, nhằm phục vụ cho chiến lược Chiến tranh Cục bộ mà Lầu Năm Góc kỳ vọng sẽ giúp họ chiến thắng. Nói thế để hiểu rằng, từ 1954 – 1975, Mỹ mới là người quyết định chứ không phải là ngụy.

Điều đó đã được minh chứng qua câu nói của ông Nguyễn Cao Kỳ: “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”.

Còn sau khi quân Mỹ rút quân, cuộc chiến tranh nhân dân vẫn diễn ra, vì nói là rút quân những Mỹ vẫn đứng sau hậu thuẫn cho quân đội Ngụy để cứu vớt “DANH DỰ” của Mỹ vì không muốn mang tiếng là bỏ rơi đồng minh của mình ở chiến trường Việt Nam.

Hơn nữa, cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh nhân dân, bằng chứng là sự trỗi dậy của nhân dân miền Nam Việt Nam phản kháng lại chính sách của chế độ bù nhìn tay sai, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là một sản phẩm từ sự trỗi dậy của nhân dân, muốn đánh đuổi quân xâm lược và bè lũ tay sai ở Việt Nam, cùng mong muốn đó, chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa đương nhiên luôn sát cánh cùng đồng bào để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” nhằm thống nhất nước nhà, non sông thu về một mối.

Hơn nữa, hãy nhìn lá cờ treo trên Dinh Độc lập là lá cờ nào, có phải là Cờ đỏ sao vàng hay lá cờ đại diện cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Với những luận cứ đó, một lần nữa chúng ta phải khẳng định, chiến tranh Việt Nam không phải là cuộc nội chiến mà là chiến tranh vệ quốc, chiến tranh nhân dân nhằm đánh đuổi quân xâm lược và bè lũ tay sai, hướng tới thống nhất nước nhà.

Đi tìm lời giải cho bài hát “gia tài của mẹ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Bài 2

Quay trở lại câu chuyện về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài hát “gia tài của mẹ” với nhạc sĩ là một tác phẩm để đời, nhưng thật tiếc nó không được chào đón như nhiều nhạc phẩm nổi tiếng của ông. Và qua đây, chúng ta cũng không nên áp đặt quan điểm khi cho rằng cố nhạc sĩ có quan điểm lệch lạc. Vì ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính Trịnh Công Sơn đa lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài “Nối vòng tay lớn” (bài hát kêu gọi và nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968). Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh và kêu gọi:

“Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta… Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam này… Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được tất cả kết quả đó…

Hôm nay tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam, các bạn trẻ và Chính phủ Cách mạng lâm thời xem những kẻ ra đi là những kẻ phản bội đất nước… Chính phủ Cách mạng lâm thời đến đây với thái độ hòa giải, tốt đẹp. Chúng ta không có lý do gì để sợ hãi mà ra đi cả. Đây là cơ hội duy nhất và đẹp đẽ nhất để đất nước Việt Nam được thống nhất và độc lập. Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước suốt mấy chục năm nay.

Chính vì vậy, tinh thần và giá trị của các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn để lại cho dân tộc Việt Nam là hết sức to lớn. Minh chứng rõ ràng nhất, đó là ca khúc “Nối vòng tay lớn” vẫn luôn là bài ca mở đầu hay kết thúc cho nhiều chương trình.

Bởi tinh thần của Trịnh Công Sơn gửi gắm trong bài hát vẫn chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt: dù trong hoàn cảnh nào, người dân Việt cũng khát khao đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau để cùng kiến tạo một quốc gia độc lập, hòa bình, hạnh phúc.

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG