Saturday, November 23, 2024

Điều cả thế giới nghĩ có thể tránh giờ đây đã tới…

Mới đây, trang CNBC đã đăng tải bài viết mới với tựa đề: “Thế giới đều nghĩ có thể tránh được suy thoái cho đến khi điều đó xảy ra” của nhà phân tích David Roche cựu chiến lược gia toàn cầu, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại công ty tài chính Morgan Stanley (Mỹ). Trong đó nhấn mạnh tình hình suy thoái kinh tế đang diễn ra vô cùng trầm trọng, đặc biệt là tại Mỹ và Châu Âu.

Điều cả thế giới nghĩ có thể tránh giờ đây đã tới…
EuroZone ghi nhận mức lạm phát cao kỷ lục kể từ năm 1997

Theo chuyên gia David, mối quan tâm chung lớn nhất của cả thế giới hiện tại là tình trạng suy thoái, bởi những gì chúng ta thấy đang diễn ra quá nhiều và liên tục. Khoảng 1 tuần gần đây, các nhà đầu tư đặc biệt lo lắng về hàng loạt chính sách thắt chặt chính sách tài chính ở phương Tây, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc hay cuộc chiến khốc liệt đang diễn ra giữa Nga và Ukraine.

Theo số liệu thống kê, chỉ số S&P 500 của Châu Mỹ đã đóng cửa với mức giảm 5,8% trong tuần, chỉ số STOXX 600 của Châu Âu giảm đến 4,6% và chạm mức thấp nhất trong năm. Cùng với đó, chỉ số chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương MSCI của Nhật Bản cũng giảm hơn 5%. Điều đáng nói, tình trạng này xảy ra ngay sau khi các ngân hàng lớn trên thế giới mô tả sự suy thoái của thị trường 6 tháng đầu năm chỉ là “một điều chỉnh nhỏ”. Tuy nhiên giờ đây, mọi người dường như đều đang “ganh đua nhau để nhận được điều nhỏ bé ấy và cùng nói về những điều khủng khiếp nhất ở thời điềm hiện tại”.

Ông David nói thêm: “Tôi nghĩ đây là thời điểm để nhận ra rằng mọi thứ có thể thay đổi và có những chính sách ngầm vào lúc này có thể giúp chúng ta thoát được tình trạng suy thoái ở những nơi tương tự như Mỹ.

Xoay quanh tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến của các chuyên gia phân tích theo những chiều hướng khác nhau.

Đơn cử như ông Axel Van Trotsenburg, Tổng Giám đốc điều hành World Bank cho rằng, nền kinh tế toàn cầu có thể trải qua giai đoạn giảm tốc mạnh nhất, sau sự phục hồi ban đầu khỏi suy thoái toàn cầu trong hơn 80 năm qua. Sự sụt giảm trên diễn ra khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi lên mức 5,7% trong năm 2021 sau suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra.

Ông Axel nhận định, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã đẩy giá các mặt hàng như dầu khí và ngũ cốc tăng vọt. Qua đó cho thấy kinh tế toàn cầu có thể bước vào giai đoạn tăng trưởng yếu kém kéo dài và lạm phát gia tăng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lạm phát đình trệ, cùng những hậu quả đối với các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình và thấp.

Điều cả thế giới nghĩ có thể tránh giờ đây đã tới…
Ông Simon Baptist, chuyên gia kinh tế tại Economist Intelligence Unit (Vương quốc Anh)

Tuy nhiên, ông Simon Baptist, chuyên gia kinh tế tại Economist Intelligence Unit (Vương quốc Anh) lại có ý kiến trái ngược rằng: “Sẽ không có chuyện suy thoái đột ngột xảy ra sau khi lạm phát đình trệ”.

Khi căng thẳng ở Ukraine và đại dịch liên tiếp tàn phá chuỗi cung ứng, lạm phát đình trệ sẽ tồn tại “ít nhất trong 12 tháng tới” do tăng trưởng thấp và lạm phát cao, theo ông Baptist.

“Hơn nữa, giá hàng hóa sẽ bắt đầu giảm từ quý tới, nhưng sẽ vẫn cao hơn so với trước khi căng thẳng ở Ukraine diễn ra vì nguồn cung nhiều mặt hàng của Nga bị cắt giảm vĩnh viễn”, ông Baptist nói thêm.

Đại dịch và căng thẳng địa chính trị đã kìm hãm nguồn cung cấp hàng hóa, cũng như việc phân phối thông qua các chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc giá hàng hóa như nhiên liệu và thực phẩm phải tăng lên. Trong khi giá cả cao hơn sẽ gây khó khăn cho các hộ gia đình, thì tốc độ tăng trưởng ở nhiều nơi trên thế giới, mặc dù chậm, nhưng có sự phát triển và thị trường việc làm vẫn chưa sụp đổ. Tỷ lệ thất nghiệp ở một số nền kinh tế đã xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ nhưng chưa đển mức đỉnh điểm.

Đối với hầu hết các nền kinh tế của châu Á, suy thoái khá khó xảy ra, ít nhất là GDP không bị âm liên tục, ông Baptist nhận định. Vì vậy, người tiêu dùng chưa cần phải bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc suy thoái.

Khi được hỏi, nhà kinh tế trưởng Shane Oliver của AMP Capital (Úc) cũng không nhận thấy dấu hiệu của suy thoái kinh tế, ít nhất là trong 18 tháng nữa. Ông cho biết: “Các đường cong lãi suất hoặc khoảng cách giữa lãi suất trái phiếu dài hạn và trái phiếu ngắn hạn vẫn chưa bị đảo ngược, suy thoái không thể đột ngột diễn ra. Và ngay cả khi những điều này xảy đến thì thời gian trung bình dẫn đến suy thoái là 18 tháng”.

Điều cả thế giới nghĩ có thể tránh giờ đây đã tới…
Đường cong lãi suất của Mỹ tính đến tháng 4/2022

Theo ông Shane, việc kiểm soát lạm phát có thể sẽ gây ra rủi ro suy thoái. Rất khó để kiểm soát lạm phát vì kiềm chế giá cao thông qua việc tăng lãi suất có thể dẫn đến tăng trưởng thậm chí còn thấp hơn.

“Lạm phát ở mức cao càng lâu, thị trường đầu tư càng lo lắng rằng các ngân hàng trung ương sẽ không thể ‘chế ngự’ nó mà không gây ra suy thoái. Như Chủ tịch Fed Powell đã chỉ ra, việc đưa lạm phát lên 2% sẽ ‘mang lại một số nỗi đau’”, ông Shane nói.

Riêng trang Financial Times (FT) đã dẫn lời ông Indermit Gill – hiệu trưởng trường Đại học Pennsylvania rằng: “Cú sốc lạm phát đình trệ năm 2022 thực sự mang tính toàn cầu, với hầu hết các quốc gia ghi nhận xu hướng tăng giá bất ngờ và hoạt động kinh tế suy giảm trong vài tháng qua trong khi kỳ vọng tăng trưởng xấu đi”.

Theo quan điểm của ông, lạm phát đình trệ là đáng ngại bởi khó có thể ngăn chặn một khi tình trạng này xảy ra. Lạm phát đình trệ cũng gây tác động nghiêm trọng và lâu dài đối với doanh nghiệp, tầng lớp trung lưu và các hộ gia đình có mức lương thấp. Các nhà hoạch định chính sách cũng lo ngại về nguy cơ lạm phát đình trệ do có rất ít công cụ tiền tệ để giải quyết vấn đề. Tăng lãi suất có thể giúp giảm lạm phát, song chi phí đi vay tăng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Trong khi đó, chính sách tiền tệ lỏng lẻo có nguy cơ đẩy giá lên cao hơn.

Điều cả thế giới nghĩ có thể tránh giờ đây đã tới…
OECD nâng dự báo lạm phát tại các nước thành viên.

Dễ dàng nhận thấy tác động của cuộc xung đột ở Ukraine trên toàn thế giới khi giá năng lượng và lương thực tăng cao. Cú sốc kinh tế của cuộc xung đột được thấy rõ nhất ở Châu Âu, đặc biệt là ở những nước phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ và khí đốt của Nga. Ngay cả khi việc cung cấp khí đốt không bị ngừng lại, tăng trưởng của Eurozone đã chậm lại ở mức 0,2% trong quý I/2022, trong khi lạm phát tăng lên mức cao kỷ lục 7,5%.

Nhiều nhà kinh tế kỳ vọng lạm phát sẽ chậm lại trong năm tới, chỉ ra rằng thế giới hiện nay ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hơn trước. Tuy nhiên, vẫn tồn tại các yếu tố gây bất ổn, bao gồm giá khí đốt tăng nhanh, thị trường lao động thắt chặt ở Mỹ và châu Âu, lãi suất tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp và hộ gia đình với thu nhập thực tế giảm mạnh do giá cả tăng.

Các chuyên gia dự báo lạm phát toàn cầu sẽ tăng trong năm tới, trong khi kỳ vọng tăng trưởng đang xấu đi, đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận kinh doanh và sức mua của các hộ gia đình, và các hộ gia đình thu nhập thấp vẫn sẽ là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất.

Lan Hoa

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG