Friday, November 22, 2024

Gáo nước lạnh mà Mỹ nhận được tại hội nghị lôi kéo thành viên bị lãng quên

Sau chiến sự Nga – Ukraine, Tổng thống Biden đã tiến hành đẩy nhanh việc củng cố quyền lực ở các khu vực khác mà gần đây nhất là Châu Mỹ Latinh thông qua Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ (OAS). Tuy nhiên, mối quan hệ chưa kịp sưởi ấm thì đã bị tạt một gáo nước lạnh.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Tây Bán cầu Brian Nichols tại cuộc họp báo về Hội nghị Thượng đỉnh OAS hôm 6/6 ở Los Angeles. Ảnh: wvnews

Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ – OAS là một tổ chức liên chính phủ khu vực được thành lập năm 1948 với 30 quốc gia thành viên Châu Mỹ. Mục đích của OAS là củng cố hòa bình và an ninh trên lục địa, ngăn ngừa những mối bất đồng và giải quyết các tranh chấp bằng đường lối hòa bình; hành động chung trong trường hợp bị xâm lược; thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị và pháp lý của các nước Châu Mỹ, thống nhất những cố gắng vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và văn hóa.

Tuy nhiên, thực tế về bản chất của tổ chức này đã bị Walter Smolarek, nhà hoạt động của Đảng Chủ Nghĩa Xã hội và Giải phóng Mỹ vạch trần ngay trong buổi thuyết giảng Luis Almagro – Tổng thư ký của tổ chức OAS trong một sự kiện liên quan đến hội nghị. Trong một clip lan truyền trên Twitter tài khoản Break Through News đã đăng tải đầy đủ đoạn đối thoại giữa Smolarek và Almagro. Cụ thể, khi Almagro đang lớn tiếng diễn thuyết về giá trị “lý tưởng” về dân chủ và nhân quyền mà OAS mang lại thì Smolarek đã vạch trần rằng:

Hình ảnh cắt từ clip sự việc

Luis Almagro, tay ông dính đầy máu. Bởi vì ông đã dối trá, khi cuộc đảo chính ở Bolivia nổ ra. Một cuộc đảo chính chống lại chính phủ được bầu cử dân chủ và hợp pháp.

Và nền độc tài mà ông góp phần tạo ra đã tàn sát 36 người. 36 con người vô tội đã chết vì họ dám biểu chính đòi khôi phục lại nền dân chủ của họ, để khôi phục nền độc lập của đất nước mình và các thị trấn Sacaba và Senkata. Những người dân bản xứ, người lao động , phụ nữ, sinh viên đòi hỏi khôi phục nền dân chủ mà ông đã góp phần hủy diệt.

Hủy diệt, bởi vì nước Mỹ muốn cướp bóc lithium, vàng và tất cả tài nguyên khoáng sản, khí đốt của của Bolivia. Các tập đoàn phố Wall và nước Mỹ muốn vơ vét tài nguyên của Bolivia. Và vậy là ông đã giúp lập nên chế độ độc tài để hậu thuẫn cho sự cướp bóc đó. Ở Sacaba và Senkata, hàng tá người đã bị tàn sát bởi binh lính của chế độ độc tài. Binh lính trong chế độ độc tài của ông.

Và một trong những con người đó, một trong những người mà chế độ độc tài của ông đã sát hại là nhà báo Sebastian Moro. Ông ấy là nhà báo đã vạch trần những lời dối trá của ông và phơi bày sự thật, sự thật về cuộc đảo chánh do chính ông đạo diễn. Và ông ấy đã bị đánh đập đến chết ngay trong căn hộ của mình.

Và giờ ông đến đây và dám rao giảng về tự do truyền thông, về dân chủ, nhân quyền sao?

Ông không có chút hổ thẹn nào. Ông là tên giết người và là con rối của Mỹ, một con rối đúng nghĩa của chính quyền Mỹ.

Ở Venezuela, ông còn dám lố bịch lên tiếng ủng hộ âm mưu đảo chánh của Juan Guaido, trơ trẽn tuyên bố hắn ta là Tổng thống của Venezuela. Một lời nói dối trắng trợn.

Phần lớn người dân Venezuela thậm chí còn chưa bao giờ nghe đến cái tên Juan Guaido. Vậy nhưng ông lại trơ trẽn gọi hắn là tổng thống Venezuela.

Sao ông dám làm điều này? Ông đã sát hại người dân Bolivia, ông sát hại những người ủng hộ các lệnh trừng phạt ở Venezuela. Những lệnh trừng phạt đã giết chết 40.000 người.

40.000 người đã chết vì những lời dối trá của ông, vì âm mưu đảo chánh mà ông đã tham gia. Ông đến đây để nói về nhân quyền, để rao giảng với thế giới, với cả bán cầu này về dân chủ và tự do báo chí khi Sebastian Moro an Argentine, nhà báo ở Bolivia, phơi bày sự thật về cuộc đảo chánh, và ông ta đã bị giết.

Ông ở đây để rao giảng về tự do truyền thông, trong khi ông tạo dựng nên chế độ độc tài sát hại nhà báo và người dân vô tội, công nhân, người bản xứ, sinh viên“.

Thông tin trên vẫn được bàn tán rất nhiều trên mạng xã hội và đây được xem là gáo nước lạnh thứ hai mà Mỹ nhận được tại Hội nghị thượng đỉnh này. Trước đó, Mỹ quyết định không mời lãnh đạo các nước Cuba, Venezuela và Nicaragua dự sự kiện này. Đây là động thái gây nhiều tranh cãi, dẫn tới việc lãnh đạo nhiều quốc gia Mỹ Latinh tẩy chay hội nghị.

Hạ Băng

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG