Saturday, November 23, 2024

Hệ lụy “lạnh giá” của hàng loạt lệnh trừng phạt Nga

Khi chiến dịch quân sự ở Ukraine bắt đầu, phương Tây đã tung ra loạt biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với Nga. Các biện pháp trừng phạt không những đánh thẳng vào Ngân hàng Trung ương Nga, đóng băng hàng trăm tỷ USD dự trữ ngoại tệ (trong đó có quỹ đầu tư quốc gia) mà còn quyết định hạn chế xuất khẩu hàng trăm mặt hàng quan trọng từ Nga.

Hệ lụy “lạnh giá” của hàng loạt lệnh trừng phạt Nga
Phương Tây tung ra các Lệnh trừng phạt đối với Nga.

Hàng trăm công ty của phương Tây tẩy chay thị trường Nga. Mỹ và Canada đã cấm mua dầu Nga, trong khi Liên minh châu Âu cũng đã vạch lộ trình riêng để thoát phụ thuộc năng lượng từ Moskva. Tuy nhiên, ngày 18/4, Tổng thống V. Putin đã khẳng định chắc nịch rằng: “Rõ ràng, yếu tố tiêu cực chính đối với nền kinh tế gần đây là áp lực trừng phạt bổ sung từ các nước phương Tây. Nhưng chúng tôi có thể tự tin nói rằng chính sách này đối với Nga đã thất bại”. Không những vậy, Tổng thống Nga cảnh báo các biện pháp trừng phạt có thể tác động tới Nga, nhưng phương Tây có thể lâm vào tình trạng “gậy ông đập lưng ông. Và lãnh đạo nước Nga đã đúng!

Cần phải nhận thức được rằng: Nga là nhà sản xuất dầu mỏ và chất lỏng lớn thứ ba thế giới (sau Mỹ và Saudi Arabia) vào năm 2020. Nước này là nhà sản xuất khí tự nhiên lớn thứ hai năm 2020 (sau Mỹ). Về mặt địa lý tự nhiên, Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 6% trữ lượng dầu và 20% khí đốt tự nhiên toàn cầu. Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới. Xuất khẩu của Nga năm 2021 đạt hơn 490 tỷ USD. Trong số này, 59,3% là năng lượng, theo Trading Economics. Sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên khổng lồ này đã làm tổn hại sâu sắc đến một số nền kinh tế hàng đầu của phương Tây khi họ đối đầu với Nga.

Hệ lụy “lạnh giá” của hàng loạt lệnh trừng phạt Nga
Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Robert Habeck bày tỏ lo ngại về những tác động xấu nếu nguồn cung năng lượng từ Nga bị gián đoạn.

Tới nay, “lỗ hổng” trong các lệnh trừng phạt đã bộc lộ rất rõ: Tại các nước EU – Nơi nhập khẩu 40% khí đốt từ Nga, người dân được khuyến khích tắt hệ thống sưởi, chuyển sang đi xe đạp hoặc giảm tốc độ ô tô và chuyển sang làm việc từ xa. Tại Vương quốc Anh, người dân được khuyến khích tắm ít hơn, sử dụng chăn điện thay vì sưởi ấm nhà của họ, trong khi 50.000 chiếc chăn này được phát miễn phí cho người nghèo; Ở nước Đức, Chính phủ khuyên nên tắm rửa ít hơn để không phụ thuộc vào khí đốt của Nga, và cũng không nên dùng xà phòng để tích tụ vi khuẩn đào thải chất bẩn trên cơ thể. Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Robert Habeck bày tỏ lo ngại về những tác động xấu nếu nguồn cung năng lượng từ Nga bị gián đoạn. Thủ tướng Pháp thì đề xuất giới thiệu phiếu thực phẩm, giảm nhiệt độ trong pin của các ngôi nhà, tiết kiệm điều hòa không khí và ánh sáng. Còn biện pháp của Italy là đưa ra các hạn chế về nhiệt độ. Vào mùa đông không được cao hơn 19°C và vào mùa hè không được thấp hơn 25°C khi sử dụng điều hòa nhiệt độ.

Một số quốc gia phương Tây khác như Ireland, người dân được khuyến khích chuyển sang đi xe đạp hoặc đi bộ thay vì sử dụng ô tô, và nếu không thể tránh khỏi việc di chuyển bằng ô tô, hãy đạp phanh ít hơn để tiết kiệm xăng, đồng thời không nên xách đồ nặng và không bật điều hòa. Tại Lithuania, chính quyền mời người dân đun sôi ít nước hơn, giảm nhiệt độ trong nhà của họ xuống 16 ° C khi sử dụng hệ thống sưởi, nghe nhạc yên tĩnh hơn. Đối với Estonia, chính quyền khuyến cáo người dân giặt quần áo vào ban đêm.

Đến ngày 24/4/2022, có vẻ như các nước phương Tây đã bắt đầu nhận ra sai lầm của mình. Ủy ban châu Âu (EC) đã đành phải ra tuyên bố sẽ cho phép các doanh nghiệp thuộc liên minh châu Âu (EU) được mua khí đốt của Nga. Thủ tướng Áo Karl Nehammer cũng nhận định: “Chúng ta nên nghĩ về các lệnh trừng phạt hiện nay một cách khôn ngoan hơn, làm thế nào để có thể gây tổn hại cho Nga chứ không gây tổn thất cho mình”. Trong khi EU đưa ra quyết định sẽ không phụ thuộc vào khí đốt Nga thì điều đó “không thể diễn ra bây giờ và cần thời gian”.

Tuy nhiên, tháng trước Nga đã ban hành một nghị định yêu cầu các quốc gia không thân thiện khi mua năng lượng của Nga phải mở tài khoản ở Gazprombank, các thanh toán thực hiện bằng đồng Euro hoặc USD sẽ được chuyển đổi thành đồng Rúp. Nên đúng là các nước phương Tây đang gặp phải tình huống “gậy ông đập lưng ông” rất hài hước trong tình trạng căng thẳng hiện nay.

Hệ lụy “lạnh giá” của hàng loạt lệnh trừng phạt Nga
Biểu tình ở Tây Ban Nha phản đối giá năng lượng tăng cao do lệnh trừng phạt Nga.

Cho tới giờ, Việt Nam vẫn đang tự hào vì chính sách ngoại giao đúng hướng, các hành động khéo léo liên quan đến Nga – Ukraine. Trong khi có nhiều luận điệu kích động đòi chúng ta phải áp dụng các lệnh trừng phạt như các nước phương Tây đã làm với Nga thì quan điểm của chúng ta luôn là: Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không làm căng thẳng thêm tình hình.

Việt Nam là đất nước từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chịu nhiều hậu quả nặng nề và đến giờ vẫn đang phải giải quyết. Do đó, Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình, luôn đóng góp tích cực và hành động vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới. Lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chúng ta không ủng hộ xung đột vũ trang tại Ukraine, kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, tránh gây thương vong, tổn thất cho dân thường. Việt Nam cũng đề nghị tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế và tính đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, bảo đảm an ninh, an toàn và nhu cầu thiết yếu dành cho người dân, đồng thời thúc đẩy cứu trợ nhân đạo thay vì các hoạt động bạo lực, kích động bạo lực leo thang.

Thế mới thấy rằng, nguyên tắc ngoại giao “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tTôn trọng lẫn nhau, không làm phương hại đến bất cứ quốc gia nào luôn là lựa chọn đúng đắn! Việt Nam từng ngày đặt những bước chân chắc chắn, trở thành một quốc gia nhỏ bé nhưng có trái tim “ấm áp” đáng tin cậy trên trường quốc tế!

Phù Vân

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG