Friday, November 22, 2024

Điều gì xảy ra ở Thụy Điển?

Những cuộc biểu tình, bạo động, thậm chí đốt phá xe cộ trên đường phố hiện đang diễn ra khắp các đường phố Thụy Điển, quốc gia được xếp hạng 7 trên tổng số 150 quốc gia hạnh phúc nhất hành tinh. Điều gì khiến Thụy Điển trở nên manh động như thế?

Trong suốt nhiều ngày qua, đụng độ nghiêm trọng giữa người biểu tình và phản đối biểu tình đã diễn ra ở Thụy Điển, khiến một số cảnh sát bị thương và nhiều phương tiện bị thiêu rụi.

Bạo lực bắt đầu từ hôm 14/4 sau khi Rasmus Paludan – lãnh đạo đảng cực hữu Stram Kurs – có kế hoạch tổ chức biểu tình với ý định đốt kinh Qur’an. Paludan là luật sư người Đan Mạch và có quốc tịch Thụy Điển.

Tình trạng bất ổn ghi nhận ở những nơi nhóm cực hữu chống Hồi giáo lên kế hoạch biểu tình hoặc đã tổ chức biểu tình. Ông Paludan – người nhận được giấy phép tổ chức một loạt cuộc biểu tình trên khắp Thụy Điển vào cuối tuần lễ Phục sinh – vốn được biết đến hoạt động đốt kinh Qur’an, Reuters đưa tin.

Điều gì đang diễn ra?

Ông Paludan thông báo tổ chức một cuộc biểu tình ở Norrkoping, cách Stockholm khoảng 160 km về phía tây nam vào hôm 17/4. Sau khi có thông tin, những người phản đối đã ngay lập tức tập trung tại đó, Deutsche Welle đưa tin. Tuy nhiên, ông đã không xuất hiện tại Norrkoping.

Đám đông khoảng 150 người đã ném đá vào các sĩ quan và xe cảnh sát, đồng thời phóng hỏa đốt ôtô. 3 người đã bị thương khi cảnh sát địa phương bắn cảnh cáo. Phóng viên của TT News Agency chứng kiến một số cảnh sát trong trang phục chống bạo động khiêng một người đàn ông bị thương lên xe cứu thương. Ít nhất 17 người bị bắt sau vụ việc.

Cảnh sát hôm qua phải bắn súng cảnh cáo để giải tán đám đông, khiến ba người bị thương. 8 người bị bắt tại thành phố Norrkoping và 18 người bị bắt ở Linkoping.

Paludan, 40 tuổi, là luật sư và Youtuber người Đan Mạch và có quốc tịch Thụy Điển, thành lập đảng Stram Kurs từ năm 2017, theo đuổi chương trình nghị sự chống người nhập cư và bài đạo Hồi. Trang web của tổ chức này tự mô tả là “đảng phái chính trị yêu nước nhất tại Đan Mạch”. Thụy Điển và Đan Mạch là hai nước láng giềng ở Bắc Âu.

Paludan dự định tranh cử vào quốc hội Thụy Điển tháng 9 tới, nhưng chưa có đủ số chữ ký cần thiết để đảm bảo khả năng ứng cử. Ông này đến các khu phố đông người Hồi giáo ở Thụy Điển, kêu gọi đốt kinh Koran khi người Hồi giáo đang thực hiện tháng lễ Ramadan.

Trước đó, Paludan phát biểu trước vài chục người và đốt kinh Koran ở thành phố duyên hải Malmo, phía nam Thụy Điển. Một nhóm nhỏ phản đối đã ném đá về nhóm cực hữu và làm một số người bị thương, trong đó có Paludan. Cảnh sát phải dùng hơi cay để giải tán đám đông.

Sau chuỗi sự cố, Bộ Ngoại giao Iraq hôm qua cho biết đã triệu quan chức Thụy Điển tại Baghdad và cảnh báo sự việc có thể gây ra “hậu quả nghiêm trọng” đối với “quan hệ giữa Thụy Điển và người Hồi giáo nói chung, các quốc gia Hồi giáo và Arab cũng như cộng đồng Hồi giáo ở châu Âu”. Khoảng 95-98% dân số Iraq theo đạo Hồi.

Bảo Trâm (Theo Reuters, Deutsche Welle)

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG