Monday, November 25, 2024

Sự thật về việc Bộ Công an đang “tạo chân rết”

Việc giữ vững tình hình an ninh trật tự tại thôn, bản, tổ dân phố là điều kiện tiên quyết để có một nền an ninh chính trị ổn định, là nền móng của công cuộc phát triển kinh tế, xã hội hiện nay.

Sự thật về việc Bộ Công an đang “tạo chân rết”
Bộ Công an khẳng định sẽ bảo đảm không làm tăng chi ngân sách Nhà nước khi Luật được ban hành.

Trước tình hình an ninh thế giới và khu vực liên tục có những diễn biến phức tạp, với kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra từ tình hình các quốc gia trên thế giới, Bộ Công an đã xây dựng dự Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở. Dự thảo Luật được xây dựng với những mục tiêu to lớn về công tác bảo đảm an ninh trật tự, trong đó trọng tâm là nhằm bảo vệ an ninh, trật tự từ xa, từ sớm, từ cơ sở, đảm bảo an ninh của các địa phương để phát triển kinh tế – xã hội.

Bên cạnh những ý kiến đồng tình, ủng hộ, đóng góp tích cực vào dự thảo Luật thì ở đâu đó vẫn có những ý kiến trái chiều cho rằng “lo ngại bộ máy Nhà nước phình to”; “lo ngại chi phí cho công tác an ninh tốn kém” nhằm phản đối việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở. Không chỉ vậy, những trường hợp này còn phủ nhận hiệu quả của việc bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã.

Thực tiễn đã chỉ ra rằng, nền móng của sự phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ đó là phải có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Minh chứng mang tính “thời sự” nhất đó là Ukraine, khi mà nước này xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trong khi tình hình chiến sự trong nước đang leo thang và tất nhiên không có tổ chức nào “giàu lòng nhân ái” thu nhận quốc gia đang bất ổn về an ninh chính trị như Ukraine cả. Thực tế tại Việt Nam, những vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự đều xuất phát từ địa bàn cơ sở, ban đầu là những vấn đề mâu thuẫn xã hội, do không được phát hiện, giải quyết kịp thời, triệt để nên tích tụ, phát triển thành “xung đột xã hội”, có thể lấy ví dụ như vụ Giết người xảy ra ngày 19/3/2022 tại xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai; vụ Giết người bằng súng xảy ra ngày 15/2/2022 tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên mâu thuẫn tiền bạc… Và một con số biết nói đó là trên cả nước đã xảy ra 6.850 vụ án giết người (từ năm 2014 đến 2019), trong đó có 6.571 vụ do nguyên nhân xã hội (chiếm 95,9%). Những vụ việc đáng tiếc kể trên đã làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, khiến người dân và doanh nghiệp hoang mang lo sợ về các hành vi xâm phạm an ninh trật tự nghiêm trọng.

Bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách, dân quân tự vệ sẽ hợp nhất thành lực lượng an ninh cơ sở để hoạt động hiệu quả hơn.

Để giải bài toán bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở, Bộ Công an đã khẩn trương triển khai Đề án Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Với tinh thần chủ động bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình ngay từ cơ sở, tham mưu và tham gia giải quyết ổn định tình hình an ninh, trật tự, lực lượng Công an xã chính quy đã phát hiện, xử lý hơn 56.000 vụ với hơn 57.000 đối tượng vi phạm, xử phạt hơn 110 tỷ đồng (tính đến tháng 10/2021). Minh chứng cho những con số trên là đánh giá tình hình an ninh trật tự của người dân thông qua những lời khen trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, thông qua lời cảm ơn do kịp thời khám phá ra đối tượng trộm cắp tài sản hay triệt phá, bắt giữ những đối tượng, ổ nhóm nghiện ma túy “lâu đời”.

Góp phần tạo nên thành quả này thì không thể không nhắc đến vai trò phối hợp của lực lượng Công an xã bán chuyên, bảo vệ dân phố và dân quân tự vệ. Họ là những con người xuất phát từ địa phương, gần gũi thôn xóm, làng, xã, khu phố, gần như là “tai mắt” nhân dân. Do những hạn chế về mô hình, tổ chức hoạt động và chuyên môn mà hiệu quả còn khiêm tốn. Chính vì thế, Bộ Công an mới đề xuất dự Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Dân quân tự vệ là một trong những thành phần giúp dân chống dịch cật lực trong thời gian qua.

Cần biết rằng, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân, quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, mọi biên chế hay đãi ngộ vẫn do HĐND và UBND xã chịu trách nhiệm. Lực lượng này chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Công an cấp xã trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự. Với ưu điểm “Không hình thành tổ chức mới, không “phình” tổ chức, không tăng biên chế, không đè nặng, phát sinh ngân sách trung ương và địa phương”, dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ là điểm tựa quan trọng của lực lượng Công an chính quy trong công tác bảo đảm an ninh tại địa phương, bảo vệ người dân thường xuyên và nhanh nhất. Quan trọng và thiết thực là vậy, thế nhưng các đối tượng vẫn xuyên tạc về dự thảo Luật, đưa ra những luận điệu hết sức vô lý để nói về về những vấn đề không có thật.

Liệu những người đang “lo ngại” này có thực sự vì quan tâm và xây dựng đất nước, quan tâm đến cuộc sống của người dân hay ý đồ của những luận điệu trên là ngăn cản dự luật này cho bằng được, đồng thời hạ uy tín của ngành Công an. Tuy nhiên, dù ai nói ngả nói nghiêng thì dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ vẫn tồn tại vững chắc như kiềng ba chân bởi sự cần thiết và hợp lý của nó. Dự Luâ sẽ sớm được đưa ra Quốc hội để lấy ý kiến thông qua vào tháng 5 tới đây.

Mai Anh

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG