Friday, November 22, 2024

Đại sứ Mỹ tại LHQ tiết lộ nguyên nhân Mỹ không đưa quân vào Ukraine

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield chia sẻ trên CNN ngày 27.2 rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden đã làm rõ rằng Mỹ sẽ không đặt chân lên thực địa khi xung đột Nga- Ukraine bước sang ngày thứ 4.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield

“Chúng tôi sẽ không khiến quân đội Mỹ gặp nguy hiểm” – Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh. Tuy nhiên, CNN chỉ ra, còn có những yếu tố khác khiến quân đội Mỹ không tiến vào Ukraine.

Nguyên nhân Mỹ không đưa quân vào Ukraine

Tổng thống Joe Biden đã chia sẻ với NBC News vào đầu tháng này: “Đó là một cuộc chiến tranh thế giới khi người Mỹ và Nga bắt đầu bắn nhau”. Nói cách khác, việc Mỹ tham gia vào cuộc xung đột Nga – Ukraine có khả năng dẫn đến một cuộc chiến tranh toàn cầu.

Trung tướng nghỉ hưu Mark Hertling, nhà phân tích quân sự và an ninh quốc gia của CNN, chia sẻ trên What Matters ngày 27.2: “Chìa khóa để ngoại giao là hạn chế khả năng xảy ra chiến tranh”. Ông lưu ý, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine vào thời điểm hiện tại vẫn là một cuộc xung đột khu vực.

Các binh sĩ Mỹ ở Fort Bragg, North Carolina, trước khi triển khai đến Châu Âu vào 14.2. Ảnh: AFP
Các binh sĩ Mỹ ở Fort Bragg, North Carolina, trước khi triển khai đến Châu Âu vào 14.2. Ảnh: AFP

“Nếu NATO hoặc Mỹ cử binh sĩ đến Ukraine để giúp chống lại Nga, động lực sẽ chuyển sang một cuộc xung đột đa quốc gia với những tác động tiềm tàng trên toàn cầu do tình trạng năng lượng hạt nhân của cả Mỹ và Nga” – ông chỉ ra. Vì vậy, Mỹ và NATO – và các quốc gia khác trên thế giới – đang nỗ lực tác động tới cục diện xung đột Nga- Ukraine thông qua cung cấp các hình thức hỗ trợ khác.

Còn quân đội Mỹ ở Châu Âu thì sao?

Mỹ đã triển khai hàng nghìn binh sĩ khắp Châu Âu, cả trước và trong khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

CNN thông tin ngày 27.2 rằng hơn 4.000 binh sĩ quân đội Mỹ đã triển khai tạm thời đến Châu Âu được kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ – rất có thể trong vài tuần – trong nỗ lực của Mỹ nhằm trấn an các đồng minh Đông Âu trong thời gian cuộc khủng hoảng hiện tại.

Tuy nhiên, quân đội Mỹ ở Châu Âu không nhằm mục tiêu chiến đấu với Nga. Các lực lượng Mỹ “đã không và sẽ không tham gia vào một cuộc xung đột với Nga ở Ukraine”, ông Joe Biden khẳng định tại Nhà Trắng hôm 24.2.

Binh sĩ Mỹ và Ba Lan trước cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan tại căn cứ quân sự gần Powidz, miền trung Ba Lan tháng 2.2022. Ảnh: AFP
Binh sĩ Mỹ và Ba Lan trước cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan tại căn cứ quân sự gần Powidz, miền trung Ba Lan tháng 2.2022. Ảnh: AFP

Thay vào đó, quân đội Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ “các đồng minh NATO của chúng tôi và trấn an các đồng minh NATO ở phía đông. Như tôi đã nói rõ, Mỹ sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ NATO bằng toàn bộ sức mạnh của Mỹ”, ông Biden nói thêm.

Có kịch bản nào Mỹ giao tranh trực tiếp với Nga không?

Ukraine có biên giới với các nước thành viên NATO là Ba Lan, Slovakia, Hungary và Romania. Nếu một trong những nước này bị đe dọa, Mỹ – cùng với Pháp, Đức, Anh và phần còn lại của liên minh NATO gồm 30 thành viên – sẽ phải đáp trả theo Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Điều 5 của NATO đảm bảo rằng các nguồn lực của toàn liên minh có thể được sử dụng để bảo vệ bất kỳ quốc gia thành viên nào. Lần đầu tiên và duy nhất Điều 5 được NATO sử dụng là sau cuộc tấn công ngày 11.9.2001 và kết quả là các đồng minh NATO tham gia cuộc chiến ở Afghanistan.

Mỹ đang giúp Ukraine như thế nào?

Ngoại trưởng Antony Blinken tông tin ngày 26.2 về việc chấp thuận 350 triệu USD hỗ trợ quân sự mới của Mỹ cho Ukraine.

Các khoản giải ngân trước đây là 60 triệu USD và 250 triệu USD, đưa tổng số tiền trong năm ngoái lên hơn 1 tỉ USD, theo một quan chức chính quyền.

Binh sĩ Mỹ trên xe chạy tại căn cứ không quân Kuchyna, Slovakia, tham gia cuộc tập trận của NATO hồi tháng 2. Ảnh: AFP
Binh sĩ Mỹ trên xe tại căn cứ không quân Kuchyna, Slovakia, tham gia cuộc tập trận của NATO hồi tháng 2. Ảnh: AFP

Ngoài ra, ông Blinken thông báo ngày 27.2 rằng Mỹ đang gửi gần 54 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Ukraine để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng trong chiến dịch quân sự của Nga.

Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nào với Nga?

Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt nhiều đợt trừng phạt Nga, nhằm vào các lĩnh vực ngân hàng, hàng không vũ trụ và công nghệ. Các biện pháp trừng phạt này gồm: Đóng băng tài sản với các ngân hàng lớn nhất; Hạn chế về nợ và vốn chủ sở hữu với các công ty khai thác, vận tải và logistic quan trọng; Nỗ lực quy mô lớn nhằm ngăn chặn quyền truy cập vào công nghệ quan trọng với các lĩnh vực công nghiệp và quân sự chủ chốt của Nga.

Một binh sĩ Mỹ ở Fort Bragg, North Carolina, trước khi triển khai đến Châu Âu vào 14.2. Ảnh: AFP
Một binh sĩ Mỹ ở Fort Bragg, North Carolina, trước khi triển khai đến Châu Âu vào 14.2. Ảnh: AFP

Ngày 25.2, Mỹ – cùng với Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh và Canada – tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Sergei Lavrov.

Cũng trong loạt biện pháp trừng phạt liên quan tới tình hình Nga – Ukraine, ngày 26.2, Mỹ và Ủy ban Châu Âu cùng với Pháp, Đức, Italia, Vương quốc Anh và Canada, đã thông báo sẽ loại một số ngân hàng của Nga khỏi hệ thống liên ngân hàng toàn cầu SWIFT.

Minh Phong

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG