Friday, November 22, 2024

Lê Chí Thành: Hành trình thoái hóa biến chất từ một chiến sỹ công an đến đối tượng gây rối

Mới đây, TAND TP.Thủ Đức tuyên án sơ thẩm bị cáo Lê Chí Thành (38 tuổi, ngụ Q.12, TPHCM) 2 năm tù về tội “chống người thi hành công vụ”. Đây là kết cục buồn nhưng là tất yếu của người từng là một chiến sỹ công an nhưng thoái hóa, biến chất.

Lê Chí Thành: Hành trình thoái hóa biến chất từ một chiến sỹ công an đến đối tượng gây rối
Thành chặn đầu xe vi phạm không cho lực lượng chức năng đưa phương tiện về tạm giữ.

Ngày 20/3/2020, Công an TP.HCM phát hiện xe ô tô mang BKS: 51H-108.21 do Thành điều khiển đi vào làn đường dành cho xe máy ở Xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức, nên tiến hành dừng kiểm tra. Lực lượng đã lập biên bản xử phạt đồng thời niêm phong và đưa xe của Thành về trụ sở làm việc. Khi đó Thành dùng điện thoại livestream trên mạng xã hội kêu gọi mọi người chia sẻ, ủng hộ và ngồi trước đầu xe để cản trở khi lực lượng chức năng đưa xe cẩu đến. Công an phường sau đó đã có mặt, mời Thành về làm việc nhưng Thành nói lực lượng này không đủ thẩm quyền để mời. Thành còn yêu cầu phải có trưởng công an phường ra mời. Sự việc khiến cho nhiều người dân hiếu kỳ theo dõi. Mất đến hơn 3 giờ đồng hồ, lực lượng chức năng mới thực hiện xong nhiệm vụ.

Đây không phải là hành vi lạ lẫm đối với cá nhân Lê Chí Thành. Từng là đại úy công an, công tác tại một số trại giam nhưng sau đó Thành bị kỷ luật, tước danh hiệu Công an nhân dân vào tháng 7 năm 2020. Kể từ lúc này, Thành biến mình thành “nhà hoạt động” tích cực trên mạng xã hội, chuyên làm những clip gây cản trở người thi hành công vụ dưới vỏ bọc giám sát CSGT trên các tuyến đường ở TP.HCM.

Đáng buồn rằng, Thành dùng chính những kiến thức học được khi còn là chiến sỹ công an để cãi lý với lực lượng chức năng bất cứ khi nào có thể. Theo cơ quan điều tra, Lê Chí Thành đã nhiều lần cản trở lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ, tạo cớ khiêu khích, xuyên tạc đưa thông tin sai sự thật về hoạt động công vụ, rồi phát tán lên mạng xã hội, mục đích là thu hút người theo dõi để trục lợi cá nhân, tác động xấu đến an ninh trật tự.

Lợi dụng bức xúc của một nhóm người thường xuyên tiếp xúc với CSGT, Thành lập ra một nhóm giám sát CSGT và có fanpage. Mỗi lần bị xử phạt thì ngay lúc đó hoặc sau đó Thành live stream và luôn dạy dỗ mọi người rằng phải hiểu luật thì công an không làm được gì mình, từ đó kích động, hình thành dư luận, phản ứng tiêu cực nhằm vào lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Thành luôn vịn vào Hiến pháp để lu loa rằng việc anh ta và những người đi cùng đang làm là thực hiện quyền giám sát được pháp luật quy định.

Quyền giám sát của nhân dân với bộ máy nhà nước được quy định tại Điều 8 Hiến pháp 2013. Thông tư 67/2019 quy định về các hình thức giám sát của nhân dân với CSGT, trong đó có quyền giám sát trực tiếp và thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình. Nhưng việc giám sát không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của CSGT. Cụ thể là dí điện thoại vào mặt CSGT để ghi hình, đứng ngay vị trí thực hiện nhiệm vụ của CSGT để quay. Quyền giám sát của dân với Nhà nước đi kèm với nghĩa vụ giải trình của cơ quan hoặc viên chức nhà nước bị giám sát. Nhưng nghĩa vụ giải trình khi bị tố cáo khác với nghĩa vụ giải thích tại chỗ của công an với đương sự.

Lê Chí Thành: Hành trình thoái hóa biến chất từ một chiến sỹ công an đến đối tượng gây rối
Lê Chí Thành ngồi lỳ trên xe thách thức lực lượng chức năng

Thành có quyền tố cáo và công khai nội dung trả lời kèm ý kiến của mình, nhưng việc livestream hoặc tung lên mạng tất tần tật những gì quay được kèm các bình luận chủ quan, lời nhục mạ chửi bới hoặc đánh giá khiến cơ quan tổ chức bị mất uy tín là sai. Quyền lực Nhà nước cần được kiểm soát nhưng đối trọng, thách thức và bêu riếu nó, gây ảnh hưởng đến hiệu lực công vụ và hiệu quả phục vụ số đông thì hoàn toàn sai trái và bị xử phạt.

Sai trái là vậy nhưng Lê Chí Thành lại được các tổ chức, đối tượng chống phá o bế như một người hùng. Một chi tiết được gần như tất cả các trang mạng như RFA, VOA, thi nhau đăng tải là hình ảnh Thành đi lom khom, có người dìu khi đến phiên tòa, và cho rằng anh ta bị “tra tấn dã man” khi bị tạm giam.

Thật trùng hợp là gần như tất cả những đối tượng bị tạm giam được RFA, VOA đưa tin đều có nội dung ăn vạ theo kiểu như vậy: bị tra tấn, bị đối xử không tử tế lúc tạm giam. Bà Phú, mẹ Lê Chí Thành cũng nhanh nhảu làm clip tung lên mạng kêu oan cho con trai, muốn cộng đồng mạng lên tiếng. Khi được VOA phỏng vấn, bà đã nói “Cái lý do bên Viện Kiểm sát đưa ra bảo Thành “Chống người thi hành công vụ” là không xuất trình chứng minh dân nhân và ngồi đầu xe. Cả luật sư và Thành đều nói rằng đó không phải là “Chống người thi hành công vụ”. Không xuất trình giấy tờ khi được yêu cầu, ngồi đầu xe cản trở lực lượng chức năng đưa xe cẩu đến làm việc mà không phải là chống người thi hành công vụ thì quả là không còn gì để nói.

Nhìn xuyên suốt quá trình từ lúc là một chiến sỹ công an làm việc lâu năm, bị tước danh hiệu, sau đó chuyên đi làm clip “giám sát” công an, cản trở lực lượng chức năng thi hành công vụ, có cảm giác Thành bất mãn và cay cú với chính nghề nghiệp cũ của mình. Theo thống kê, trong năm 2021, Lê Chí Thành cùng đồng bọn đã tổ chức trên 20 lần cố tình tiếp cận, khiêu khích, cản trở lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ. Thậm chí, chúng ngông cuồng đến trụ sở cơ quan công an để gây mất an ninh trật tự. Được biết, Thành đang bị xem xét xử lý thêm về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ, ngoài tội danh “Chống người thi hành công vụ” vừa bị khởi tố.

Chỉ vì hiểu luật nửa vời, cộng thêm việc bất mãn, cay cú với cơ quan cũ mà Lê Chí Thành đã lún quá sâu vào con đường tội lỗi, để cho các trang mạng hải ngoại và thế lực cơ hội lợi dụng để chống phá đất nước. Tại phiên tòa ngày 14/1, bị cáo Thành đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố và bị HĐXX tuyên án 2 năm tù giam. Hi vọng đây sẽ là lời cảnh tỉnh để anh ta nhìn nhận lại các hành vi sai trái của mình.

An Diễm

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG