Nếu bạn có vợ bị bệnh, bạn có chấp nhận đưa vợ mình đến ngủ với “giáo chủ” Dương Văn Mình để chữa khỏi bệnh không? Người bình thường thì chắc chắn là không, sẽ nhận ra đây là trò mê tín dị đoan. Nhưng suốt thời gian qua, với lời chiêu dụ ấy, tà giáo Dương Văn Mình đã dụ biết bao người phụ nữ tự “dâng mình” để y thỏa mãn thú tính, dưới tấm áo truyền đạo của giáo chủ.
Tà đạo Dương Văn Mình có thời điểm quy tụ được 2.000 “giáo dân”. Nếu nói về chiêu trò, nắm bắt thời cơ để gây tiếng vang, thu hút đồng bào người Mông thì Dương Văn Minh được thuộc vào hàng “đạo dụ số 2” thì không ai đứng số 1.
Thời của Dương Văn Mình bắt đầu từ năm 1982, đó là lúc gia đình chuyển đến sống tại thôn Ngòi Sen (Yên Lâm, Hàm Yên, Tuyên Quang) sinh sống. Lúc này, đồng bào Mông bị khủng hoảng lãnh tụ, khi nhiều già làng, chức sắc qua đời, vì biết đọc, biết viết tiếng phổ thông mà Dương Văn Mình trở thành người thông tin, trở nên có uy tín trong cộng đồng.
Rồi từ sự uy tín đó, mong muốn trở thành “lãnh đạo” của người Mông, Dương Văn Mình xây dựng cho mình hình ảnh một người hiểu biết văn minh, kêu gọi mọi người bỏ đi hủ tục làm ma chay nhiều ngày, bỏ đi việc giết nhiều trâu bò cúng tế; bỏ đi hủ tục ép hôn và lễ lạc tốn kém. Thủ thuật này của Dương Văn Mình được người dân ca ngợi hết lời, thậm chí được lòng cả vị Đại biểu Quốc hội là Tướng Quân đội.
Tuy nhiên, đằng sau sự văn minh đó là chiêu trò để Dương Văn Minh chiêu dụ tín đồ, mở ra đạo mới để bản thân được đặt lên hàng “giáo chủ”. Tất cả những người mất theo Dương Văn Mình đều phải đưa đến nhà đòn của y để làm lễ tâm linh, với lời chiêu dụ “vào Nhà đòn của giáo chủ khấn vái đủ 24h, có khả năng người chết sẽ sống lại; có chết cũng được lên trời sống sung sướng”. Dương Văn Mình sử dụng một số đồ gỗ đục đẽo thành mô hình con ve, con cóc để làm đám ma, gia chủ phải trả tiền tương đương mấy con trâu, bò cúng tế – một nghi lễ chưa từng có trong lịch sử sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Mông.
Để lôi kéo “giáo dân”, Dương Văn Mình tung ra giấc mơ ma mị, mình được Chúa Jêsu từ trên trời xuống nhập vào. Để thần thánh hóa, Dương Văn Mình cho tay chân đi các nơi tuyên truyền: “Dương Văn Mình là người linh thiêng, là đấng cứu thế Jêsu”, bà con người Mông phải nhanh chóng đến nơi “ngự” của đấng cứu thế Dương Văn Mình để y làm lễ cầu hồn cho khỏi ốm đau.
“Chỉ cần treo cờ giáo chủ, khấn vái thì không cần làm cũng có ăn”, “đem vợ đến ngủ với giáo chủ thì vợ sẽ hết bệnh”, “không cần học cũng biết chữ” – tin vào lời chiêu dụ của tà đạo Dương Văn Mình, hàng ngàn người Mông bỏ nhà cửa, bỏ bê đồng ruộng, không chịu làm ăn, đi theo “giáo chủ” để chờ làm phép lạ, để của trên trời rơi xuống.
Thấy Dương Văn Mình có cuộc sống sung túc, có được nhiều tiền, được ăn sung mặc sướng, được nhiều người mang vật ngon của lạ đến hiến dâng. Vì muốn có cuộc sống ăn tróc ngồi trên như “giáo chủ” mà nhiều người Mông đã nhẹ dạ, cả tin bán lúa, ngô, trâu bò, mang của cải vật chất đến nộp cho giáo chủ Dương Văn Mình và đồng bọn.
Dương Văn Mình đã dùng tiền, vật chất đó để chi tiêu cá nhân, sống phù phiếm, và hàng ngày hưởng thụ nhục dục -quan hệ bất chính, ăn nằm như vợ chồng với em gái vợ, trái với thuần phong, mỹ tục và đạo đức lối sống của người Mông, vi phạm Luật hôn nhân và gia đình đã được pháp luật nhà nước qui định. Nhưng đau lòng là, người Mông mê tín cho rằng đó là phúc phần mà “giáo chủ” được bề trên ban tặng, nên ngày càng lúng sâu vào mê tín.
Không những vậy, để thỏa mãn thú tính, qua một lời nói, giáo chủ Dương Văn Mình đã dụ được những người chồng – người cha đem vợ, con gái của mình xuống suối tắm chung với “giáo chủ” và thuận tình chung chạ với “giáo chủ” để được rửa tội. Tà đạo Dương Văn Mình đã coi thường nhân phẩm, xem rẻ tính mạng của bà con dân tộc như thế. Thương cho đồng bào người Mông, với luận điệu tuyên truyền mê hoặc của kẻ thú tính này, với trình độ nhận thức còn thấp, lạc hậu mà nhiều người Mông đã tin theo.
Bên cạnh lừa bịp, lôi kéo người tham gia tổ chức, nhân lúc nắm trong tay “tín đồ” đông, Dương Văn Mình, cùng đồng bọn đã đưa đơn lên các cấp chính quyền đòi công nhận cái gọi là “Tín ngưỡng Dương Văn Mình”, là một tôn giáo, do Chính y làm “giáo chủ”.
Sự việc báo động đỏ khi những người bị Dương Văn Mình lừa trở nên đói khát, mất nhà, mất gia tài, mất gia súc, thân tàn ma dại, vất va vất vưởng ngoài nương. Lực lượng chức năng, công an địa phương phải vận động từng người dân khốn khổ đó, để đưa về với cuộc sống lao động, làm ăn. Địa phương phải chi ngân sách giúp bà con khôi phục lại đời sống bình thường.
Lẽ dĩ nhiên, với một loại tà đạo lừa đảo trục lợi như Dương Văn Mình, mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, vi phạm đời sống hôn nhân gia đình, chẳng có luật pháp nào có thể chấp nhận. Trong khi đó, những năm gần đây, Ban Tôn giáo công nhận và cấp giấy phép cho nhiều tổ chức tôn giáo mới tham gia hoạt động.
Đọ qua các con số, nếu như năm 1999, chỉ có 6 tổ chức thuộc tôn giáo được nhà nước công nhận: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, thì đến năm 2011, đã có 34 tổ chức thuộc 13 tôn giáo được chính thức công nhận, và đến năm 2020, con số nhảy vọt lên 41 tổ chức, pháp môn thuộc 16 tôn giáo được nhà nước cấp đăng ký hoạt động tôn giáo.
Dẫn chứng để thấy rằng, tinh thần tự do tôn giáo và tạo điều kiện cho tôn giáo hoạt động hướng đến chân – thiện – mỹ là điều mà Chính phủ rất quan tâm.
Quay trở lại chuyện tà giáo Dương Văn Mình, kiểu tà giáo này không thể nào được cho phép hoạt động trên đất nước này là điều hiển nhiên. Nếu để cho loại tà giáo này tồn tại chẳng khác nào bỏ mặc an nguy tính mạng của người dân, bỏ mặc cho nhân phẩm phụ nữ bị xâm phạm, làm ngơ để cho đời sống bình yên của người Mông bị phá vỡ bởi tay tà giáo.
Dễ hiểu là thế, vậy nhưng “Luật khoa” và nhiều thành phần chống phá vẫn cố tình đánh tráo bản chất của tà đạo Dương Văn Mình, lu loa kêu gào Ban Tôn giáo Chính phủ nói “hai lời” nhìn nhận điểm tích cực của phong trào tôn giáo mới, chấp nhận tôn giáo mới nhưng lại không chấp nhận tà đạo Dương Văn Mình. Ở đây, nếu như chưa biết sự tình sẽ dễ dàng bị “Luật khoa” dắt mũi, vô hình trung dễ dẫn tới những hiểu lầm chính sách của Nhà nước về lĩnh vực này.
Thụy Vũ
Chúng tôi sẽ tiếp tục chuỗi bài viết, bóc trần luận điệu xuyên tạc, xảo trá của “Luật khoa”, đồng thời phân tích rõ chủ trương Ban Tôn giáo lấy ý kiến sửa đổi Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo trong bài viết sau.
Theo: Hội Cờ đỏ