Ngày 9/12, TAND tỉnh Long An đã tiến hành tuyên án phúc thẩm vụ cố ý gây thương tích ở Tịnh Thất Bồng Lai. Lợi dụng việc này, RFA đã đăng đàn đưa ra nhiều thông tin lệch lạc, tạo cớ tấn công nền tư pháp Việt Nam.
Liên quan đến Tịnh Thất Bồng Lai, RFA nhiều lần công kích, xuyên tạc cho rằng “báo chí nhà nước thời gian qua liên tục công kích, quy kết cho rằng những người sống ở đây là giả sư và không được Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước kiểm soát công nhận”.
Về vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại Tịnh Thất Bồng Lai, các đối tượng ra sức rêu rao rằng việc kết án 2 năm tù với người phạm tội và cho hưởng án treo là không công bằng. Từ đây, RFA đã hướng lái chính trị hoá vụ việc, vu khống tính nghiêm minh của nền tư pháp, xuyên tạc cho rằng Nhà nước đối xử bất bình đẳng với tu sĩ của Tịnh Thất Bồng Lai. Ngay sau đó, đám “kền kền dân chủ” ráo riết tung tin xuyên tạc rằng “những kẻ thật sự có tội thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, còn những người vô tội thì bị đặt điều vu khống, bị hành hạ, hãm hại đủ điều”, “công lý là một trò hề, tiền & quyền lực mua được pháp luật”…
Vậy sự thật là gì?
Trước hết, nói về vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại Tịnh Thất Bồng Lai. Sơ lược về vụ án cho thấy, tháng 10/2019, bị cáo Châu Vinh Hóa (46 tuổi, ngụ Quận Bình Tân, TP.HCM) cùng với ông Võ Văn Thắng đến Tịnh Thất Bồng Lai để tìm con. Sau đó, nhóm của ông Thắng xảy ra mâu thuẫn với một số người trong Tịnh Thất Bồng Lai. Lúc này, Lê Thanh Nhị Nguyên cầm chiếc xe đồ chơi bằng nhựa ném trả lại trúng tay bị cáo Châu Vinh Hóa. Do bức xúc vì bị tấn công, bị cáo Châu Vinh Hóa cầm miếng gạch men vỡ ném khiến Nguyên bị thương tích ở vùng mặt với với tỷ lệ là 13%. Ngày 15/4/2021, TAND huyện Đức Hòa (Long An) xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Châu Vinh Hóa mức án 2 năm tù về tội cố ý gây thương tích, buộc bị cáo có trách nhiệm bồi thường số tiền gần 9 triệu đồng cho bị hại. Sau đó, cả bị cáo và bị hại đều kháng cáo. Về phía bị hại, Lê Thanh Nhị Nguyên đòi bồi thường số tiền lên tới hơn 3,3 tỷ đồng. Ngày 9/12 vừa qua, TAND tỉnh Long An tiến hành xét xử phúc thẩm và mức án 2 năm tù nhưng được hưởng án treo với thời gian thử thách 4 năm, đồng thời buộc bị cáo bồi thường cho bị hại Lê Thanh Nhị Nguyên.
Trong trường hợp nêu trên, hành vi của bị cáo Châu Vinh Hoá cấu thành tội theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ Luật hình sự. Hình phạt trong trường hợp này là cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Mức án phạt 2 năm được đưa ra là nghiêm khắc, có tính răn đe. Ngoài ra, xem xét nguyên nhân vụ việc có thể thấy trước khi bị cáo Hoá ném gạch gây thương tích, Nhất Thanh Nhị Nguyên cũng đã có hành vi ném đồ vật vào người bị cáo. Hành vi phạm tội của bị cáo là bộc phát, có nguyên nhân tác động bởi bị hại. Do đó, việc cho hưởng án treo là điều phù hợp.
Thứ hai, cần nói thẳng, việc Tịnh Thất Bồng Lai có hoạt động lợi dụng tôn giáo để trực lợi là sự thật. Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Tuy nhiên, với những hành vi sai trái, lợi dụng vỏ bọc tôn giáo thì phải kiên quyết xử lý một cách nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật. Tịnh Thất Bồng Lai là cơ sở vi phạm, không lý do nào có thể bao biện cho điều này. Việc cổ suý cho sai phạm của Tịnh Thất Bồng Lai là hành động phỉ báng tôn giáo.
Nhìn vào hành động của những người trong Tịnh Thất Bồng Lai dễ dàng thấy được đây là những tu sĩ trá hình. Mặc dù mặc trên mình tấm áo nâu, đầu cạo trọc, miệng lẩm nhẩm kinh kệ nhưng “chiếc áo chẳng làm nên thầy tu”. Sự tham, sân, si vẫn hiển hiện hết sức rõ nét trong những con người này.
Pháp luật là nghiêm minh, ai sai đến đâu xử lý đến đó. Việc hướng lái, chính trị hoá các vụ việc, vụ án được dư luận quan tâm chỉ là chiêu trò để chống phá đất nước. Trước khi nhìn nhận, đánh giá một thông tin, rất mong dư luận hãy chậm lại một phút để tìm hiểu các quy định của pháp luật, tránh vì những kẻ “dân chủ” giả hiệu lừa dối, dắt mũi.
Bảo An
Theo: Hội Cờ đỏ