Mới đây, Nguyên Quyền Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia Trương Văn Phước chia sẻ ý kiến về việc nên ưu tiên vay tiền trong dân để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Thế là chưa cần đọc hết bài báo, chẳng cần am hiểu về kinh tế, chỉ nghe đến chữ “vay tiền trong dân” là các thế lực chống phá như Việt Tân ngay lập tức xuyên tạc thành “lấy tiền của dân”.
Đại dịch Covid-19 đi qua để lại những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi dịch bùng phát tại các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước. Hậu quả là nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giảm sản xuất, tình trạng sa thải, mất việc làm diễn ra. Trong bối cảnh đó, tất cả người dân và doanh nghiệp đều trông chờ vào các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội của Chính phủ.
Chính phủ Việt Nam cũng đã nhanh chóng xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế tổng thể gồm 4 thành phần: Mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch Covid-19; an sinh xã hội và việc làm; phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Để có đủ nguồn lực hỗ trợ kinh tế, theo ông Phước, có nhiều phương thức như huy động sức dân, vay từ các định chế tài chính nước ngoài, dùng vốn đầu tư tạm thời chưa tiêu được, hay dùng quỹ ngoại hối. Và dựa trên các phân tích tính toán, ông Phước đề xuất ưu tiên huy động vốn trong nước, tức là vay tiền trong dân với các ưu điểm thuần túy về tài chính như “có thể trả lãi và gốc bằng tiền đồng” và “kể cả trả bằng ngoại tệ thì tiền đó cũng quay về ngân hàng của Việt Nam”.
Như vậy, có thể thấy Nhà nước vay tiền của dân để trợ cấp phục hồi kinh tế, đem lại lợi ích cho nhân dân và sau một thời gian, Nhà nước lại phải cân đối ngân sách để trả lại cho nhân dân. Mà nhân dân là ai, đó là tất cả công dân Việt Nam không phân biệt chức vụ hay giai cấp, ai có điều kiện cũng có thể đóng góp bằng cách cho Nhà nước vay. Hình thức vay đã được ông Trương Văn Phước làm rõ là phát hành trái phiếu với lãi suất hấp dẫn để những người có điều kiện và mong muốn sẽ mua vào, chờ sau vài năm sẽ được trả cả gốc lẫn lãi. Chỉ có những kẻ kém hiểu biết và hoang tưởng nhất mới nghĩ ra rằng đây là biện pháp “lấy tiền của dân”.
Hình thức huy động vốn trong nước hay còn là “vay tiền trong dân” là điều bình thường trong kinh tế do nguồn lực trong nhân dân mỗi quốc gia luôn rất lớn. Việc vay vốn này không lạ với quốc tế, bằng chứng là mới đây khi nước Mỹ tung ra gói hỗ trợ phục hồi kinh tế kỷ lục lên tới 1.900 tỷ đô la, biện pháp đầu tiên mà họ nghĩ tới là đi vay, ngoài hai biện pháp khác là in tiền và tăng thuế. Hình thức này cũng không phải là lạ ở Việt Nam, vì bao năm qua đã khá nhiều lần Nhà nước phát hành trái phiếu để vay vốn kiến thiết nền kinh tế, và đã được đông đảo nhân đân đồng lòng hưởng ứng. Có được điều đó không chỉ vì nhân dân luôn tin tưởng Nhà nước, mà còn vì người dân Việt Nam có truyền thống quý báu là tương thân tương ái, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.
Hành vi xuyên tạc của Việt Tân quả là đáng trách vì nó đánh lừa những người kém hiểu biết, xuyên tạc và bôi nhọ một chính sách rất nhân văn của Nhà nước. Thử hình dung, nếu vì sự xuyên tạc này mà Nhà nước chưa huy động đủ vốn và chậm trễ hỗ trợ cho nền kinh tế thì cuộc sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng đến mức độ nào. Vừa qua Chính phủ cũng cho biết, hiện nay nợ công quốc gia tương đương 55,3% GDP của nền kinh tế, trong đó nợ nước ngoài chiếm 47,3% GDP. Con số rất lớn này cũng chứng tỏ uy tín của Chính phủ Việt Nam đang rất cao đối với các nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài, hoàn toàn phản bác những luận điệu xằng bậy của Việt Tân.
Muốn xuyên tạc, chống phá và kích động gây chia rẽ, nhưng lại dùng luận điệu thiếu hiểu biết và suy diễn ngờ nghệch thì Việt Tân chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ.
An Diễm
Theo: Hội Cờ đỏ