Như một bài ca muôn thuở về nhân quyền, mới đây, trang VOA tiếng Việt tiếp tục đăng tải bài viết có tựa đề “Dự án 88 và GHRC báo cáo lên LHQ: Việt Nam đàn áp có hệ thống tự do ngôn luận”. Có vẻ như, vấn đề tự do ngôn luận và các Điều luật luôn là món ăn khoái khẩu của VOA tiếng Việt.
Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều đối tượng như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Đoan Trang, Trương Châu Hữu Danh, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư,… lợi dụng MXH để đăng tải bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc chống phá chính quyền. Cho đến khi cơ quan chức năng có đủ bằng chứng truy tố, bắt giam thì nhiều kẻ cùng hội cùng thuyền bắt đầu lu loa, cào phím “chính quyền vi phạm nhân quyền, bóp quyền tự do ngôn luận” rồi kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp.
Gần đây, họ nhắc nhiều về “Dự án 88” – một bản báo cáo nhái lại tên Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Theo đó, tất cả hành vi tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, các luận điệu phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân hoặc làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống đất nước đều được đề cập cụ thể trong điều luật này. Tuy nhiên, các đối tượng lại tung ra bản báo cáo mang tên “Dự án 88” để xuyên tạc chính quyền áp đặt Điều luật này, vu khống chính quyền vi phạm nhân quyền.
Các luận điệu cho rằng Việt Nam “phớt lờ các đề nghị cải thiện nhân quyền của các tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước” hay “đàn áp nhân quyền có hệ thống” là hoàn toàn không có cơ sở, thiếu căn cứ. Cùng với luận điệu công kích Điều 88 của Bộ Luật hình sự cũng rất phi lý. Chúng ta phải khẳng định rằng, Điều 88 được ban hành hoàn toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn xuyên tạc. Nước ta đã có sự thảo luận, lấy ý kiến trước khi ban hành điều luật này, chúng ta dựa trên các căn cứ, cơ sở ý kiến đóng góp của các cơ quan, ban, ngành và tuân theo một quy trình rất chặt chẽ, đồng thời nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội, ngoại trừ các đối tượng có âm mưu, ý đồ xấu. Rõ ràng, các đối tượng đã cố tình lợi dụng quyền tự do ngôn luận của mình để xuyên tạc trên không gian mạng.
Những luận điều mà chúng nói hoàn toàn trái ngược sự thật từ trước đến nay, Việt Nam luôn để người dân tự do bày tỏ góp ý trên tinh thần xây dựng. Người dân luôn có những buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội để nói lên suy nghĩ và nguyện vọng của mình. Nó khác với việc phao tin giả, gây hoang mang, thậm chí là kêu gọi, kích động người dân thực hiện hành vi đi ngược lại lợi ích của đất nước và của chính người dân. Thế nên, chẳng có một “hệ thống đàn áp” nào đây cả mà chỉ có những con người biết rõ điều luật quy định nhưng vẫn cố tình chống đối, vi phạm, mà đã vi phạm thì phải chịu sự phán xét của pháp luật.
Tới thời điểm này, chúng ta đã không còn lạ gì những luận điệu lợi dụng quyền tự do ngôn luận để thực hiện mưu đồ chính trị của các tổ chức, cá nhân chống đối. Đằng sau luận điệu xuyên tạc, mục đích cuối cùng của các đối tượng không chỉ là bêu riếu Việt Nam trước các tổ chức quốc tế hay xóa bỏ Điều luật 88 mà còn là âm mưu kêu gọi nước ngoài can thiệp tình hình chính trị trong nước, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của chính quyền trong nước. Thế nên, trước mỗi luận điệu về nhân quyền, chúng ta phải suy xét thật kỹ, bởi chúng hay đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin và tình cảm của con người.
Đặng Trường
Theo: Hội Cờ đỏ