Saturday, November 23, 2024

Phát biểu đanh thép về nhân quyền của Thủ tướng Phạm Minh Chính

“Tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai về nhân quyền”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu cứng rắn về nhân quyền, đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa cũng như chính sách “không bỏ ai lại phía sau” của Việt Nam bên lề COP26. Vậy câu hỏi đặt ra là Thủ tướng đang nhắm tới ai với mục đích gì?

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi người tự lo cho mình, tức là lo cho đất nước. Ảnh: Thu Hằng

Cũng tại cuộc trao đổi bên lề COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam không hy sinh tiến bộ, đánh đổi môi trường để theo đuổi tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, không bao giờ có hoang mang, lo sợ bởi bất cứ khó khăn nào.

“Việt Nam độc lập, tự chủ”

Sáng ngày 1/11, Hội nghị đối thoại với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong khuôn khổ Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) đã diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh.

Đây là hoạt động bên lề COP26, với sự hiện diện của hàng trăm lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại sân bay quốc tế Nội bài, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị COP26, thăm Anh và Pháp

Tại buổi đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những trao đổi về triển vọng môi trường đầu tư tại Việt Nam, mục tiêu của Việt Nam tại COP26 cũng như kế hoạch phát triển bền vững.

Đầu tiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh lập trường của Chính phủ về đường lối ngoại giao “độc lập, tự chủ”.

“Việt Nam theo đuổi chiến lược ngoại giao độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa và tích cực, chủ động hội nhập, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố.

Đề cập đến những vấn đề nóng trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa diễn ra, trong đó có cuộc chiến chống Covid-19, khôi phục kinh tế và tình hình Biển Đông, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, riêng với vấn đề Biển Đông, Việt Nam thể hiện quan điểm yêu cầu mọi tranh chấp phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình cũng như đảm bảo an ninh, an toàn tự do hàng hải trên Biển Đông.

Thủ tướng khẳng định, bạn bè ASEAN cũng như bạn bè quốc tế ủng hộ đề xuất, mong muốn của Việt Nam, vì đây là xu thế chung trên toàn cầu.

“Hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế không thể đảo ngược, và Việt Nam kiên trì theo đuổi đường lối này”, Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định.

“Tôi sẵn sàng đối thoại về nhân quyền”

Đáng chú ý, bên lề Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tuyên bố cứng rắn về vấn đề nhân quyền.

“Tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới này về vấn đề nhân quyền”, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố.

Động thái thẳng thắn của nhà lãnh đạo Việt Nam – được cho là phản ứng khá hiếm hoi được giới quan sát ghi nhận thể hiện Chính phủ Việt Nam đang dần khẳng định lập trường rõ ràng của mình với cộng đồng quốc tế về vấn đề xưa nay vốn được xem là “khá nhạy cảm” trong quan hệ của Việt Nam với một số nước phương Tây luôn có xu hướng lấy chuyện dân chủ và tự do ngôn luận để gây sức ép lên Việt Nam.

“Nhân quyền lớn nhất là lo cơm ăn áo mặc cho 100 triệu dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc, khi khó khăn không bỏ ai lại phía sau”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định.

Dư luận quốc tế đang đặc biệt quan tâm xem người đứng đầu Chính phủ Việt Nam ám chỉ ai và với mục đích gì.

Cũng tại cuộc trao đổi bên lề COP26, Thủ tướng Chính cho biết, Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế với 3 trọng tâm, bao gồm tái cơ cấu đầu tư (đầu tư Nhà nước và hợp tác công tư), tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và tái cơ cấu mô hình tăng trưởng xanh, bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch toàn cầu Tập đoàn Pacific Land Pattrick McKillen - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021

Thủ tướng thừa nhận còn nhiều việc phải làm để tái cơ cấu mô hình tăng trưởng nhằm tăng trưởng nhanh, bền vững, đem đến lợi ích chung cho tất cả.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý đến vấn đề phát triển xanh, chống biến đổi khí hậu. Theo đó, vì đây là vấn đề toàn cầu, tác động đến tất cả người dân nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân.

Thủ tướng nhận định Việt Nam “là nước đi sau”, nhưng nhấn mạnh đây cơ hội tốt vì có thể rút kinh nghiệm từ những nước đi trước để phát triển, tránh các vấn đề khó khăn.

Đề cập đến nội dung chống biến đổi khí hậu, Thủ tướng cho biết, Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu nên rất đề cao vấn đề kêu gọi công bằng, công lý trong biến đổi khí hậu.

Dân tộc Việt Nam không bao giờ hoang mang, lo sợ bởi bất cứ khó khăn nào

Theo Thủ tướng, trong cuộc đối thoại với 70 doanh nghiệp lớn trên thế giới diễn ra mấy ngày trước, ông đã khẳng định con người là yếu tố quyết định, vừa là mục tiêu, động lực, vừa là trung tâm, chủ thể của công cuộc đổi mới, hội nhập.

“Mang lại cơm no áo ấm cho nhân dân là mục tiêu lớn nhất của chúng tôi. Bên cạnh đó, chúng tôi không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, hy sinh an sinh xã hội hay không đánh đổi môi trường để theo đuổi tăng trưởng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại hội nghị.

Người đứng đầu chính phủ cho biết, con người Việt Nam có một tinh thần vươn lên rất cao, và càng trong khó khăn, thử thách thì lại càng đoàn kết, vươn lên để tự khẳng định mình.

“Chúng tôi không bao giờ bị khuất phục bởi bất cứ kẻ thù nào, không bao giờ hoang mang, lo sợ bởi bất cứ khó khăn nào”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng khẳng định, chính những khó khăn hiện tại sẽ mang đến cơ hội nâng cao chất lượng nhân lực cho Việt Nam, từ đó thúc đẩy 3 đột phá chiến lược.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Trưởng đại diện các Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng sự hỗ trợ quý báu mà LHQ dành cho Việt Nam

Dù những thách thức vẫn còn rất lớn, Việt Nam cần “phải nhận ra và tự mình vươn lên”. Thủ tướng bày tỏ niềm tin tưởng rằng, với sự hợp tác, đoàn kết, chúng ta sẽ chiến thắng.

Người đứng đầu chính phủ cũng thừa nhận, đại dịch Covid-19 đã khiến Việt Nam rơi vào thế lúng túng, bị động. Tuy nhiên, qua biến cố này, Việt Nam đã có thêm nhiều bài học thực tiễn.

Xác định không theo đuổi mục tiêu “Zero Covid”, Việt Nam chấp nhận sống chung với dịch, tập trung vào kiểm soát rủi ro, mở cửa dần dần để các địa phương thích ứng, doanh nghiệp tự tin tham gia vào quá trình phục hồi, phát triển kinh tế.

Standard Chartered cam kết hỗ trợ Việt Nam 8 tỷ USD để phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered – Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 1/11 đã tham dự cuộc đối thoại với đại diện Ngân hàng Standard Chartered – Chủ tịch ngân hàng này, ông José Vinals nhân dịp tham dự Hội nghị COP26 và thăm làm việc tại Vương quốc Anh.

Phát biểu tại các sự kiện trong khuôn khổ COP26 này, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng hòa nhập với xu thế của thế giới.

Lãnh đạo chính phủ hy vọng, với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, công cuộc chuyển đổi, phát triển xanh của Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành công mới.

Trước đó, Chủ tịch Ngân hàng Standard Chartered là ông Jose Vinals cho biết, hội nghị này thu hút hơn 200 nhà đầu tư tham gia từ Việt Nam và trên khắp thế giới.

Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh chính đã trao đổi với lãnh đạo các nước về lộ trình để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris.

Theo Jose Vinals, nếu không bắt tay vào hành động, các rủi ro sẽ rất rõ ràng. Đến lúc này, đã có nhiều quốc gia trên thế giới cảm nhận rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chủ tịch Standard Chartered đề xuất một số nội dung tác tại Việt Nam để tham gia sâu hơn trong lĩnh vực bảo hiểm, thương mại, dịch vụ, bán lẻ; thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

“Việt Nam sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư”, ông Jose Vinals hy vọng.

Tại hội nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến cam kết hỗ trợ 8 tỷ USD cho các dự án phát triển bền vững tại Việt Nam. Những cam kết này đi kèm khoản đầu tư, giúp Việt Nam củng cố, hướng tới sự phát triển bền vững và phục hồi sau Covid-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Standard Chartered tiếp tục phát huy truyền thống kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, đồng thời nêu rõ xu thế phát triển bền vững, tăng trưởng xanh mà Ngân hàng theo đuổi là phù hợp xu thế chung cũng như chính sách của Việt Nam.

Ông Phạm Minh Chính một lần nữa nhắc lại thông điệp phải bảo đảm công bằng và công lý trong phát triển kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Việt Nam đã trải qua thời gian dài chiến tranh, xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn nên việc tiếp cận tăng trưởng xanh chậm hơn so với nhiều quốc gia khác, mặt khác, nền công nghiệp cũng phát triển chậm hơn và đồng nghĩa với việc phát thải ít hơn so với các nước phát triển”, Thủ tướng Phạm Minh Chính lý giải.

Đồng thời, là một trong những quốc gia bị tác động nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn nỗ lực cố gắng làm hết sức mình để phát triển xanh, ứng phó biến đổi khí hiệu một cách bền vững và ổn định lâu dài.

Người đứng đầu nêu rõ hơn, thời gian trước đây, khi công nghệ năng lượng sạch chưa phát triển, Việt Nam phải phát triển điện than để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh một nước đang phát triển. Do đó, trong quá trình chuyển đổi nguồn năng lượng, phát triển xanh, Việt Nam cần các nước phát triển chia sẻ với những khó khăn khách quan mà Việt Nam gặp phải, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị quốc gia về phát triển bền vững, ưu đãi về tài chính xanh, hỗ trợ về công nghệ xanh.

Trên thực tế, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn Việt Nam dự COP26 được đánh giá giúp Việt Nam chứng minh cho thế giới thấy rõ hơn về thiện chí, cam kết chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam sang ưu tiên năng lượng sạch, đảm bảo cắt giảm khí thải nhà kính, hướng đến các mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Đồng thời, Thủ tướng Phạm Minh Chính là nhà lãnh đạo duy nhất trong số 120 nguyên thủ, lãnh đạo các quốc gia tới Anh dự COP26 được Thủ hiến vùng Scotland tiếp tại nhà riêng vào ngày chủ nhật như đã thông tin.

Nói về điều này, một lần nữa có thể thấy, vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế hiện nay đã rất khác.

“Điều đó thể hiện sự tôn trọng của nước bạn đối với Việt Nam”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định.

Việt Anh

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG