Trong khi Mỹ-NATO tháo chạy khỏi Afghanistan khi “đại địch” tiến về Kabul thì điều mà các chuyên gia quân sự TG rất ngạc nhiên là thái độ của Taliban với Nga tại đây.
Lực lượng Taliban tuyên bố, “không ai được động đến một sợi tóc” của người Nga tại tòa đại sứ và họ sẽ “đàn áp mạnh nhưng kẻ nào tấn công người Nga”. Điều này có nghĩa là Mỹ-NATO rút khỏi Afghanistan nhưng lực lượng Nga thì không, được Taliban bảo vệ.
Một vấn đề đặt ra ở đây rất thú vị là tại sao, trong khi Nga vẫn coi Taliban là “lực lượng khủng bố, bị cấm hoạt động tại Nga” nhưng lực lượng Taliban lại đối xử vừa rồi như là “đồng minh tin cậy, thân thiện” đến vậy?
1. Kẻ thù của kẻ thù là bạn!
Ngay từ tháng 12 năm 2015 (tức là ngay sau khi Nga động binh tại Syria), Đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga về vấn đề Afghanistan, ông Zamir Kabulov nói:
“Sở thích của Taliban trùng hợp với chúng ta trong cuộc chiến chống lại khủng bố IS (ISIS/Daesh)”.
Vì vậy, Kabulov đã mời “đối lập” Afghanistan đàm phán và điều phối các hành động. Nhưng, “Bearded” (những người đàn ông râu dài) phải mất hai năm để hiểu rằng, họ không có lựa chọn nào khác để tồn tại trong thế giới mới, nghĩa là, họ không thể chiến đấu với tất cả những người chơi chủ chốt của khu vực cùng một lúc.
Và đó là lý do tại sao vào ngày 4/9/2018, một phái đoàn của “các tổ chức đối lập và Taliban (lực lượng khủng bố bị cấm ở Nga” đã tới Moscow để đàm phán.
Tiến trình hòa bình này ở Afghanistan rất có thể có mọi cơ hội thành công nếu như Mỹ và chính quyền thân Mỹ tham gia thực hiện.
Tuy nhiên, đồng thời, thành công này (hòa bình cho Afghanistan) có nghĩa là sẽ chấm dứt sự thống trị của người Mỹ ở đất nước này.
Do đó, không bao giờ Mỹ-NATO và chính quyền Afghanistan do Mỹ dựng lên chấp nhận. Mỹ-NATO không quen gây dựng hòa bình mà họ thường là tạo ra sự hỗn loạn.
Cũng như tại Syria, người Nga đã đi từng bước bài bản, chắc cờ, để loại dần Mỹ ra khỏi khu vực. Việc phái đoàn Taliban chấp nhận đàm phán với chính phủ Afghanistan khi chỉ khi Mỹ-NATO phải rút khỏi lãnh thổ nước này gần như trùng hợp với lợi ích Nga tại đây.
Vì vậy, ngay từ khi triển khai cuộc chơi trên bàn cờ địa chính trị Trung Á, Mỹ-NATO và chính quyền Afghanistan đã chậm quá nhiều nước cờ. Trong khi Nga lại thực hiện rất tốt tư tưởng của người Anh: “Không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia vĩnh viễn”.
Người Nga đã rời khỏi sự hợp tác với Mỹ-NATO chống lại Taliban và đứng về phía Taliban đúng như Mỹ đã cáo buộc. Và đương nhiên, giờ đây, Taliban coi Nga như “đồng minh”, là người kiến tạo hòa bình tại Afghanistan… không có gì ngạc nhiên.
2. Nga không phải là Liên Xô hay Mỹ-NATO!
Thứ nhất, tình thế Taliban trong mối quan hệ quốc tế đã thay đổi…
Nếu như trước đây, Taliban chống lại quân đội Liên Xô được sự hậu thuẫn của Mỹ-NATO và cả thế giới Ả Rập thì ngày nay, nếu Taliban chiến đấu với Nga thì chỉ một mình. Mỹ-NATO rất khó ngay và luôn công khai hỗ trợ Taliban chống Nga.
Thứ hai, Chechnya và Syria là bài học và tấm gương rất thực cho Taliban!
Kỷ nguyên Gorbachev – Yeltsin đã kết thúc, nước Nga đã đang trỗi dậy hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nga thiên tài Putin.
Lực lượng khủng bố ly khai Chechnya còn tinh nhuệ, thiện chiến và độc ác còn trên Taliban một bậc, nhưng dưới sự chỉ huy của Thủ tướng Putin quyết đoán, không từ bất kỳ một loại vũ khí nào mà Nga có (trừ VKHN) để hủy diệt không thương tiếc một tên khủng bố nào.
Hành động cứng rắn, quyết liệt của quân Nga khủng khiếp đến mức mà quân khủng bố nghe tiếng máy bay Nga là chỉ còn tìm cách chạy trốn.
Còn tại Syria, lực lượng khủng bố các loại còn đông và mạnh hơn Taliban nhiều lần, dường như lại còn được Mỹ-NATO, các nước vùng Vịnh cùng và hơn 60 quốc gia, trên danh nghĩa chống khủng bố, dưới sự chỉ huy của Mỹ, nhưng thực chất là hỗ trợ khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
Thế nhưng, Nga chỉ sử dụng hỏa lực của Không quân và một lực lượng đặc nhiệm, cố vấn và có thể là cả lính đánh thuê tư nhân (PMG) với Quân đội Syria (SAA) của Tổng thống Assad đã có kết quả như bây giờ.
Taliban còn nhớ khi Liên Xô rút đi, một chính quyền thân Liên Xô đã tồn tại hơn 2 năm mà Taliban không làm gì nổi và chỉ đến khi có sự thay đổi của Yeltsin, cắt toàn bộ năng lượng, viện trợ thì Taliban với sự hỗ trợ của Mỹ-NATO mới lật đổ được chính phủ thân Nga này.
Điều này chứng tỏ tại Afghanistan, Liên Xô-Nga còn có nhiều “tài nguyên”. Nói cách khác là còn nhiều tổ chức, lực lượng thân Nga ở phương Bắc Afghanistan. Lực lượng này nếu khi Nga động binh với Taliban thì không kém gì lực lượng Hổ của Syria.
Thứ ba, nước Nga thời Thủ tướng Putin chỉ huy tiêu diệt khủng bố Chechnya, thời mở đầu tham chiến Syria và nước Nga bây giờ, cách nhau một trời một vực về vị thế, về sức mạnh, về sự quyết đoán về sự quyết liệt trong bảo vệ lợi ích quốc gia.
Nói nghiêm túc, với hệ thống vũ khí mới, hiện đại, tiên tiến nhất thế giới, bây giờ, Nga không cần nhìn ngó ai khi ra tay tấn công kẻ khác vì lợi ích an ninh quốc gia.
Do đó, nếu Taliban gây chiến với Nga là coi như đụng phải một võ sỹ có cơ bắp cuồn cuộn đang “ngứa ngáy”, muốn phát tiết.
Nếu như ở Syria, Nga đã thử hoàn thiện nhiều loại vũ khí thì tại Afghanistan có thể là nơi để Nga áp dụng vào thực chiến.
Chúng ta tin chắc rằng, Tổng thống Putin sẽ cực kỳ hưng phấn và quyết liệt để rửa hận cho Liên Xô và thắng triệt để trận chung kết.
Như vậy, tại Afghanistan, lực lượng Taliban đã học thuộc 2 nguyên tắc địa chính trị mà các chuyên gia địa chính trị người Mỹ đã rút ra:
1. ĐỪNG BAO GIỜ CHỐNG NGA
2. KHÔNG BAO GIỜ CHỐNG NGA
Tình hình tại Afghanistan mặc dù lực lượng Taliban đã chiếm được Kabul và hầu như toàn bộ lãnh thổ và mặc dù thông cáo của Taliban với dân chúng đã chứng tỏ chính sách của Taliban thời kỳ 1978-2001 và hiện nay đã có sự thay đổi về chất… nhưng thực tế thế nào thời gian sẽ chứng minh.
Nói chung người dân Afganistan đang bất an dưới chính quyền lâm thời Taliban. Phó tổng thống chính quyền vừa sụp đổ tuyên bố đang nắm quyền Tổng thống và đâu đó tại phía Bắc, lực lượng chính phủ (khoảng 3 tiểu đoàn) đang chiến đấu với Taliban.
Rõ ràng là giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại càng khó hơn. Taliban cần phải dựa vào một người có đủ uy thế, tin cậy, để kiến tạo, dàn xếp hòa bình, tránh một cuộc nội chiến không mong muốn. Quốc gia đó không ai khác chính là Liên bang Nga.
Tất nhiên Moscow cần một Afghanistan hòa bình, ổn định và… hữu nghị, song họ có hỗ trợ hoàn toàn để Taliban nên nắm toàn quyền hay không lại là chuyện khác. Cho đến giờ, mặc dù vậy, Nga vẫn chưa bãi bỏ xác định Taliban là lực lượng khủng bố bị cấm tại Nga.
Phải chăng người Nga đang cảnh giác với Mỹ khi nghi rằng một trò “thay ngựa giữa dòng” xảo quyệt của Mỹ? Đừng vội! Trung Quốc cũng coi chừng bị Mỹ “chơi khăm”.
Lê Ngọc Thống
Theo: Cánh cò