Nhìn vào những hoạt động lôi kéo đông người phản đối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhìn vào những cuộc biểu tình gây rối an ninh trật tự, những lời rao giảng xuyên tạc sự thật nhằm bôi nhọ chính quyền, bôi nhọ sự lãnh đạo của Đảng công sản Việt Nam… chúng ta có thể thấy rõ mộ điều: Người Công giáo luôn chống đối lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Vậy, nguyên nhân do đâu?
Hai linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục thường xuyên kích động giáo dân gây rối ANTT
Ngược dòng lịch sử, chúng ta biết được rằng việc Công giáo xâm nhập vào Việt Nam liên quan mật thiết với quá trình thực dân Pháp xâm lược. Chính Công giáo đã giúp sức cho thực dân Pháp dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau để thuận lợi trong việc thôn tính Việt Nam.
Những linh mục góp công giúp Pháp nổi tiếng phải kể đến là: Phêrô Trần Lục (1825-1899), là một linh mục Thiên Chúa giáo người Việt, nổi tiếng là một giáo sĩ nhiệt thành, là người đã cho khởi công xây dựng Nhà thờ Phát Diệm, là kẻ đã hỗ trợ đắc lực cho thực dân Pháp. Trần Lục chính là người đã hướng dẫn và cung cấp cho quân Pháp xâm lược 150 tay súng Công giáo để đánh chiếm thành lũy Ninh Bình, cũng chính là người đã huy động 5.000 giáo dân giúp Pháp tiêu diệt chiến khu Ba Đình. Vì đã hỗ trợ đắc lực cho quân viễn chinh Pháp nên Trần Lục được người Pháp thưởng hai Bắc Đẩu Bội Tinh.
Sau khi thôn tính và đặt nền đô hộ lên đất nước ta. Thực dân Pháp đã dành cho Công giáo rất nhiều “đặc quyền, đặc lợi” giúp Công giáo phát triển rất nhanh chóng lấn át các tôn giáo khác. Đồng thời có nhiều người Công giáo phục vụ cho Pháp.
Tháng 8 năm 1945, sau gần 100 năm bị Pháp đô hộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân ta đã vùng lên khởi nghĩa dành chính quyền. Mồng 2 tháng 9, Bác Hồ khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Không như chính phủ thực dân, Chính phủ Việt Nam không cấm truyền đạo Công giáo, đồng thời chủ trương: các tôn giáo phải bình đẳng trước pháp luật, người dân được quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và quyền đó được ghi trong hiến Pháp.
Nhưng cũng kể từ đó, Công giáo đã mất đi những “đặc quyền, đặc lợi” mà chế độ thực dân Pháp ưu ái. Trước đây, Công giáo thoải mái xây dựng tu viện, nhà thờ… nay muốn xây dựng phải xin phép chính quyền. Thậm chí một số nhà thờ đã được trưng dụng để phục vụ cho mục đích công cộng hoặc an ninh quốc phòng… Vì thế, Công giáo đâm ra “oán thù” chính quyền, oàn thù Đảng cộng sản.
Sau khi thất bại thảm hại trên chiến trường Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải rút về nước với Hiệp định Geneve, đất nước tạm thời chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến chờ tổng tuyển cử thống nhất 2 miền vào năm 1956. Tuy nhiên, Người Mỹ đã thay chân Pháp đô hộ miền Nam Việt Nam, phá bỏ Hiệp định Geneve hòng chia cắt VN vĩnh viễn. Người Mỹ đã lập ra chính phủ Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm tổng thống, và Diệm cũng chính là một người Công giáo. Anh trai của Diệm là Ngô Đình Thục cũng được phong đến chức Tổng Giám mục.
Với lời tuyên truyền mị dân “Chúa đã vào Nam”, từ năm 1954 – 1956 có khoảng 1 triệu người Công giáo ở miền Bắc di cư vào Nam.
Trong thời gian cầm quyền Ngô Đình Diệm đã đưa Công giáo lên thành Quốc giáo của quốc gia Việt Nam cộng hòa, ra tay đàn áp Phật giáo gây nên nhiều nỗi căm phẫn. Đỉnh điểm là vụ việc tháng 6 năm 1963, hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của chính phủ VNCH.
Chiến thắng lịch sử ngày 30.4 1975 đã đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chính phủ mới của nước CHXHCNVN đã đặt các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, không có sự thiên vị bất cứ tôn giáo nào. Cũng đồng nghĩa với việc Công giáo không còn là quốc đạo, không còn được hưởng những đặc ân mà chế độ cũ mang lại. Người Công giáo cho rằng, chế độ VNCH mất đi cũng như việc người Công giáo mất đi nước Chúa.
Như vậy, trong vòng 20 năm người Công giáo 2 lần gặp biến cố lớn. Một lần Pháp thua họ mất hết “đặc quyền, đặc lợi” mà người Pháp ưu ái. Một lần Mỹ thua, VNCH sụp đổ họ mất đi “nước Chúa” của mình. Và đó là nguyên nhân vì sao người Công giáo thù ghét chế độ cộng sản, chế độ mà ai ai cũng bình đẳng, không ai có được những đặc quyền đặc lợi. Sự thù ghét đó được người Công giáo truyền nhau từ đời này sang đời khác, một đứa trẻ mới sinh ra đã được dạy “Cộng sản là kẻ thù”. Không tin, thử hỏi người Công giáo ở Việt Nam mà xem, chắc hẳn 100 người thì có đến 99 người dù chưa hiểu cộng sản là gì nhưng đã biết căm thù cộng sản.
Tuy nhiên, xem xét một cách công bằng thì trong xã hội Việt Nam vẫn có một bộ phận người Công giáo có tư tưởng tiến bộ. Trong thời kỳ chống Mỹ nhiều gia đình Công giáo có công với cách mạng, nhiều con em Công giáo là liệt sỹ, nhiều người Công giáo đã cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay, bộ phận này có tư tưởng trung lập, không muốn tham gia các hoạt động chống phá Đảng và chính quyền, một phần họ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ công dân, một phần họ không muốn dính dáng đến các linh mục, giáo dân cực đoan vì sợ gặp rắc rối và muốn yên phận làm ăn.
Trung Sơn (TH)